Xét xử vụ án có người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

Thành phần Hội đồng xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phải có Hội thẩm nhân dân là những người có kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm tâm lý.

Người dưới 18 tuổi hay là người chưa thành niên, đây là đối tượng rất nhạy cảm, rất khó cho hoạt động xét xử có thể diễn ra theo đúng trình tự hoàn thiện vì vậy cần lưu ý từ việc tiếp xúc đến việc xét hỏi tranh luận để đảm bảo đi đến xét xử chuẩn xác.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Theo đó, theo điều 423, Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định một số nội dụng như sau:

Thứ nhất, thành phần Hội đồng xét xử vụ án có bị cáo là người chưa thành niên phải cố Hội thẩm nhân dân đang hoặc đã là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên.

Tòa án có thể quyết định xét xử kín vụ án do người chưa thành niên phạm tội gây ra để tạo thuận lợi cho quá trình tái hòa nhập cộng đồng của họ hoặc trong trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi.

Không tiến hành xét xử lưu động vụ án do người chưa thành niên gây ra, trừ trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền pháp luật và phòng ngừa tội phạm.

Thứ hai, tại phiên tòa xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có mặt của đại diện các bên:

Có mặt người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trưởng, tổ chúc nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trưởng hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Đại diện của gia đình bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chúc tham gia phiên tòa có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; tham gia tranh luận; khiếu nại các hành vi tố tụng của những người có tham quyền tiến hành tố tụng và các quyết định của Tòa án.

Trường hợp cần thiết hoặc khi người chua thành niên có yêu cầu, Tòa án cố thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thượng binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên tòa đê hỗ trợ cho họ.

Thứ ba, việc thẩm vấn, xét hỏi bị cáo là người chưa thành niên tại phiên tòa phải theo quy định và phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của bị cáo.

Những lời giải thích về quyền và nghĩa vụ, thủ tục xét xử cũng như các câu hỏi đưa ra tại phiên tòa cần đơn giản, rõ ràng để đảm bảo cho người chưa thành niên và đại diện gia đình của hộ có thể hiểu và trả lời đúng câu hỏi. Hội đồng xét xử phải cho phép người chưa thành niên bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình và phải cân nhắc, xem xét các ý kiến, quan điểm, nguyện vọng đó trước khi ra bản án, quyết định.
Khi tiến hành xét xử, Tòa án có thể sắp xếp lại vị trí của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng trong phòng xử án nhằm làm giảm cảm giác căng thẳng, sợ hãi đối với người chưa thành niêii phạm tội. Không còng tay hoặc sử dụng các phương tiện cưỡng chế khác trong quá trình xét xử tạiTòa án, trừ trường hợp họ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý hoặc có việc làm tiêu cực hoặc có biểu hiện chống đối, gây mất trật tự tại phiên tòa.

Thứ tư, đối với vụ án có người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên.

Đối với vụ án có người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên, đặc biệt là trong vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, mua bán trẻ em, Tòa án cần căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã có trong hô sơ vụ án để quyết định việc xét xử vụ án khi người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên vắng mặt, hạn chế việc hoãn phiên tòa.

Khi cần yêu cầu người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên trình bày lời khai của mình tại phiên tòa trong điều kiện cho phép, Hội đồng xét xử có thể cho phép họ đứng sau màn chắn, bình phong để không nhìn thấy bị cáo hoặc làm chứng trực tiếp tại một phòng khác thông qua kết nối hệ thống camera.

Để người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên có thể hiểu biết rõ hơn về Tòa án, khi họ hoặc người đại diện hợp pháp, người bào chữa hoặc cha mẹ của họ có yêu cầu, Tòa án có thể cho họ đèn phòng xử án trước khi mở phiên tòa xét xử vụ án liên quan đến họ. Thẩm phán chủ tọa phiên tọa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.

Thứ năm, các biện pháp trách nhiệm hình sự:

Đối với những người chưa thành niên phạm tội, các biện pháp trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với họ chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, cải tạo, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh để có tương lai tốt. Chính vì vậy khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với bị cáo thì Tòa án có thể áp dụng một trong những biện pháp tư pháp là: giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật hình sự.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết việc xét xừ vụ án có người dưới 18 tuôi của Tòa gia đình và người chưa thành niên.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].