Quy định về tội vu khống tại Bộ luật Hình sự

Không phải hành vi xuyên tạc, giả dối, 'nói không thành có' nào cũng bị xác định là tội phạm. Một người chỉ phạm tội vi khống khi thỏa mãn những điều kiện được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Vu khống là hành vi bịa đặt chuyện xấu cho người khác, hư cấu những chuyện không có thật, loan truyền điều biết rõ là vu oan cho người khác, bịa đặt chuyện người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội vu khống

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Hình sự) quy định về tội vu khống, như sau:

"1- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: (a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; (b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: (a) Có tổ chức; (b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (c) Đối với 02 người trở lên; (d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; (đ) Đối với người đang thi hành công vụ; (e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; (g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77; (h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: (a) Vì động cơ đê hèn; (b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78; (c) Làm nạn nhân tự sát.

4- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm" (Điều 156).

Các yếu tố cấu thành tội vu khống

(i) Mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi khách quan: người phạm tội vu khống có một trong các hành vi sau:

- Có hành vi bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.Ví dụ: Nhân viên cơ quan đã đưa ra tin tức là trưởng phòng của mình có hành vi đồi bại, dâm ô đối với mình hoặc với người khác (nhưng trên thực tế không có thật) nhằm để hạ uy tín và làm cho trưởng phòng bị kỷ luật phải bị mất chức.Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng, nhắn tin qua điện thoại di động…

- Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc ngưòi phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết, đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.

- Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện Ịnột tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.

Hậu quả: Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

(ii) Khách thể của tội phạm:

Hành vi nêu trên của người phạm tội vu khống xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân.

(iii) Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích xúc phạm danh dự của người khác là dấu hiêu cấu thành cơ bản của tội này.

(iv) Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội vu khống là chủ thể thường. Bất kỳ người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành chủ thể của tội vu khống. Chủ thể của tội vu khống làngười từ 16 tuổi trở lên.

Hình phạt đối với người phạm tội vu khống

Mức hình phạt đối với tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

(i) Khung 1 (Khoản 1):phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.

(ii) Khung 2 (Khoản 2):Có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đốivới nhiều người (từ hai người bị hại trở lên); đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho chính người phạm tội (cho mình); đối với người thi hành công vụ (xem giải thích tương tự ở tội đe doạ giết người); vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng (tội rất nghiêm trọng là tội nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối vói tội đó là đến mười lăm năm tù. Tội đặc biệt nghiêm trọng là tội gây nguy hại đặc biệt cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đó là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).

Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Một số điểm cần lưu ý đối với tội vu khống

Một số điểm cần lưu ý đối với tội vu khống là: (i) Đối tượng bị vu khống của tội vu khống không phải là pháp nhân hay một nhóm người mà là con người cụ thể; (ii)Người phạm tội thuộc trường hợp quy định ở khoản 1 chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người bị hại có yêu cầu khởi tố hình sự. Nếu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm hình sự, người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ; (iii)Thực tế có rất nhiều tin báo tố giác tội phạm do công dân, tổ chức cung cấp, nhưng qua điều tra xác minh Cơ quan điều tra xác định không có tội phạm xảy ra và đã ra quyết định không khởi tố vụ án; (iv)Có trường hợp đơn tố giác tội phạm đã được đưa vào tiến trình tố tụng hình sự, nhưng sau đó Cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định đình chỉ vì không có tội – tức là sự tố giác tội phạm sai sự thật. Trường hợp này không coi là có hành vi vu khống mà được xử lý theo điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự. Muốn xác định có hành vi vu khống hay không phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào lý do, mục đích khác nhau của việc cung cấp tin báo tố giác tội phạm.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Vì sao các tổ chức, cá nhân nên sử dụng dịch vụ pháp lý trong trường hợp có liên quan tới tội vu khống:

(i) Oan, sai, tình trạng bức cung, nhục hình trong vụ án hình sự tại Việt Nam hiện nay không còn hiếm. Tình trạng này không chỉ trực tiếp xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm... mà trong nhiều trường hợp, còn tước đoạt cả quyền được sống của con người;

(ii) Ngược lại, Việt Nam không hiếm trường hợp lại diễn ra tình trạng "hành chính hóa" hoặc "dân sự hóa" hành vi vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm). Tố giác, tố cáo, tin báo tội phạm của tổ chức, doanh nghiệp, công dân không được giải quyết đúng pháp luật, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, không truy tố hoặc truy tố không đúng hành vi phạm tội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, các đương sự;

(iii) Sự tham gia của luật sư trong lĩnh vực hình sự đặc biệt là với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng trên. Hoạt động bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý.

Bài viết thực hiện bởi: Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].