Chứng minh trong vụ án đối với người chưa thành niên

Việc xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ án hình sự.

Khi điều tra một vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh những vấn đề được quy định tại Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
2. Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;
3. Những tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và những đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”



>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Tuy nhiên, trong thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh thêm những vấn đề được quy định tại khoản 2 Điều 302: “2. Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ: a) Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; b) Điều kiện sinh sống và giáo dục; c) Có hay không có người thành niên xúi giục; d) Nguyên nhân và điều kiện phạm tội”.

Đặc biệt việc xác định độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ án hình sự, nó là cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định việc có truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong một số trường hợp theo luật định. Điều 6 Thông tư 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12/07/2011 giữa các cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về xác định độ tuổi đối với bị can, bị cáo và người bị hại là người chưa thành niên quy định: "Điều 6. Xác định tuổi của bị can, bị cáo: Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:
1. Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
2. Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
3. Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;
4. Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo.
5. Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ".



Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].