Chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự

Chứng minh là việc sử dụng các chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất và các tình tiết của vụ án.

1. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự

Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp tất cả những vấn đề cần phải được làm sang tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án, là cơ sở của trách nhiệm hình sự.

- Đối với tất cả các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người đã thành niên:

Thứ nhất, có hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội.

Thứ hai, ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay vô ý; có năng lực

trách nhiệm hình sự hay không; động cơ, mục đích phạm tội.

Thứ ba, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; những đặc điểm về nhân thân của bị can bị cáo.

Thứ tư, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

- Đối với vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên: ngoài việc phải xác định những tình tiết bắt buộc chung đối với tất cả các vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng còn phải làm rõ những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, xác định tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tâm thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Thứ hai, điều kiện sinh sống và giáo dục.

Thứ ba, có hay không có người thành niên xúi giục.

Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

2. Phân loại đối tượng chứng minh:


+ Những vấn đề chứng minh thuộc về bản chất vụ án: có hay không có tội phạm xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội, cấu thành tội phạm.

+ Những vấn đề chứng minh ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt: tính chất và mức độ của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, đặc điểm nhân thân…

+ Những vấn đề chứng minh là những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án: các căn cứ để giải quyết việc bồi thường thiệt hại, mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng…

3. Phương tiện chứng minh

- Vật chứng.

- Lời khai.

- Kết luận giám định.

- Biên bản và các tài liệu khác.

4. Quá trình chứng minh

- Thu thập chứng cứ : là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ.

+ Những biện pháp thu thập chứng cứ rất đa dạng tùy thuộc đặc điểm vào từng loại chứng cứ nhưng phải hợp pháp. Chỉ được sử dụng các biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mới bảo đảm cho chứng cứ thu được có giá trị.

+ Chứng minh tội phạm và người phạm tội chỉ những người có thẩm quyền tố tụng mới được thu thập chứng cứ. Bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án nhưng họ không có nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ. Khi thu thập chứng cứ, những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản tố tụng để ghi nhận những chứng cứ đó.

- Đánh giá chứng cứ: là việc xác định một cách thận trọng, toàn diện, khách quan mức độ tin cậy của những tình tiết thực tế đã thu thập được cũng như nguồn của nó để xác lập đúng đắn những những tình tiết của vụ án.

+ Nhằm xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như toàn bộ chứng cứ đã thu thập được.

+ Chủ thể của đánh giá chứng cứ là những người tham gia vào quá trình tố tụng.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].