Cơ quan điều tra được phép khởi tối vụ án hình sự trong trường hợp nào?

Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền khởi tố bị vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm trừ trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Hỏi: Do có việc gấp nên tôi đã vượt đèn đỏ là đâm phải một bé gái đang đi bộ sang đường dẫn đến tử vong. Tôi đã thỏa thuận với người nhà của nạn nhân về số tiền bồi thường và họ cũng đồng ý viết đơn bãi nại. Nhưng đến nay, cơ quan công an vẫn làm hồ sơ khởi tố tôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, cơ quan công an làm như vậy có đúng không? (Lê Chanh - Hà Giang)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề anh/chị quan tâm, chúng tôi trích dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

Điều 104. Quyết định khởi tố vụ án hình sự


"1. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 111 của Bộ luật này. Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra". (khoản 1 Điều 104).

Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

"1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức" (khoản 1 Điều 105).

Căn cứ theo quy định trên thì Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền khởi tố bị vụ án hình sự khi xác định có dấu hiệu tội phạm trừ trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại.

Trường hợp, anh (chị) lái xe vượt đèn đỏ gây tai nạn dẫn đến chết người có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông và tội này không thuộc trường hợp khỏi tố theo yêu cầu của người bị hại nên ngay cả khi gia đình người bị hại rút đơn bãi nại thì Cơ quan Tiến hành tố tụng vẫn có quyền tiến hành khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, cơ quan công an làm như vậy là đúng quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.