Cơ quan tiến hành tố tụng trong Tố tụng hình sự

Cơ quan tiến hành tố tụng là những tổ chức có trách nhiệm tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự.

Trong quá trình xét xử vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng là người cầm cân này mực, đưa ra phán xét dựa trên luật pháp và sự công bằng. Tuy nhiên, để hiểu rõ bản chất, chức năng của hai chủ thể này cần đi sâu tìm hiểu một cách khách quan, sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số phân tích để làm rõ hơn về cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự trong tố tụng dân sự.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền điều tra

(i) Hệ thống cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra và nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự.

Các cơ quan điều tra theo quy định của BLTTHS và Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự gồm có:
- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân;
- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Ngoài cơ quan điều tra còn có một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ưa, đó là các cơ quan của bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư và các cơ quan của công an nhân dân, quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

(ii) Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều tra và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra:

Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều ưa chuyển giao
- Tiến hành điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố.
- Tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một sổ hoạt động điều tra khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lí của mình mà tiếp nhận tổ giác, tin báo về tội phạm hoặc phát hiện hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì tiến hành các hoạt động kiểm ưa, xác minh và điều ưa theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, viện kiểm sát

(i) Tổ chức và nguyên tẳc hoạt động của viện kiêm sát:

Hệ thống viện kiểm sát nhân dân gồm có:

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tinh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là viện kiểm sát nhân dân cấp tinh);
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là viện kiểm sát nhân dân cấp huyện);
- Viện kiểm sát quân sự các cấp.

Viện kiểm sát nhân dân do viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của viện trưởng viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân địa phương, viện trưởng viện kiểm sát quân sự các cấp chịu sự lãnh đạo thống nhất của viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lí nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật của viện kiếm sát cấp dưới. Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.

(ii) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự

Điều 2 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy định vể chức năng nhiệm vụ của viện kiểm sát nhân dân đã xác đinh rõ: Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyển con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phẩn bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Viện kiểm sát có 2 chức năng và quyền hạn chính, đó là:
- Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền công tố, nhân danh nhà nước buộc tội;
- Kiểm sát hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự là hoạt động của viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Thứ ba, Tòa án

(i) Tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân

Hệ thống toà án nhân dân gồm có các toà án sau đây:
- Toà án nhân dân tối cao.
- Toà án nhân dân cấp cao.
- Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Toà án quân sự

Toà án nhân dân xét xử theo các nguyên tắc của tố tụng. Các toà án nhân dân địa phương và các toà án quân sự chịu sự hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao về đường lối xét xử, áp dụng thống nhất pháp luật.

(ii) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của toà án trong tố tụng hình sự (Điều 2 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014)

Toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền tư pháp. Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Toà án có các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

- Xét xử vụ án hình sự theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm: Toà án nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiến hành xét xử theo quy định của pháp luật; ra bản án và các quyết định cần thiết khác để giải quyết vụ án;
- Xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
- Ra quyết định đưa bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp.

Khuyến nghịcủa Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].