Cơ sở của việc hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm

Hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự nói chung, thủ tục xét xử sơ thẩm nói riêng là một phần rất quan trọng và cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta.

Hoàn thiện thủ tục tố tụng hình sự nói chung, thủ tục xét xử sơ thẩm nói riêng là một phần rất quan trọng và cấp thiết trong công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng Nhà pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta. Tư tưởng đổi mới thủ tục tố tụng hình sự theo hướng dân chủ, bình đẳng, bảo đảm đê người tham gia tố tụng có điều kiện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong tố tụng hình sự, tăng cường tranh tụng được thể hiện cụ thể trong các Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thực hiện tinh thần cải cách tư pháp của Đảng chúng ta đang tiên hành nghiên cứu đổi mới mô hình tố tụng hình sự nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả và chất lượng hơn của hoạt động tố tụng của các cơ quan, người tiến hành tố tụng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Xu hướng của việc đổi mới được xác định theo Nghị quyết số 48-NQ/1W ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị là "Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đằng, công khai minh bạch chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quết bản án coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp”. Nghị quyết số 49-NQ/TW cũng nêu rõ: "Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai dân chủ nghiêm minh: nâng cao chất lượng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp". Quá trình đổi mới cũng phải xuất phát từ thực tiễn tố tụng hình sự Việt Nam, duy trì và phát huy những ưu điểm vốn có của mô hình tố tụng thầm vấn; đồng thời, tiếp thu có chọn lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng tranh tụng phù hợp với truyền thống văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội cụ thể ở nước ta. Thực tiễn tố tụng cũng cho thấy rằng, một số quy định của pháp luật tố tụng hiện hành còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến các nguyên tắc tố tụng; gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng; làm hạn chế hiệu quả tham gia hoạt động tố tụng hình sự nói chung, phiên tòa hình sự nói riêng. Như vậy, hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) về thủ tục xét xử sơ thẩm là hết sức cần thiết và cấp bách. Theo chúng tôi, việc hoàn thiện thủ tục xét xử sơ thẩm cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Một là, phải thể hiện đầy đủ các nguyên tắc tố tụng hình sự, đặc biệt là các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, nguyên tắc xác định sự thật khách quan của vụ án, nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng trước Toà án, nguyên tắc tranh tụng; xuất phát từ bản chất, vai trò của phiên tòa hình sự sơ thẩm.

Hai là, trên cơ sở phân định rõ ràng các chức năng buộc tội, bào chữa xét xử trong xét xử vụ án hình sự, đồng thời, các quy định cũng phải được quy định trên cơ sở địa vị pháp lý của người tiến hành, người tham gia tố tụng trong vụ án;

Ba là, nâng cao trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với công dân nói chung, người tham gia tố tụng nói riêng, đặc biệt là bị cáo;

Bốn là, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các quy định chúng ta có thể tham khảo pháp luật tố tụng hình sự của các nước nhưng không thể không xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, nhất là khả năng bảo đảm vật chất, trình độ chuyên môn của người tiến hành tố tụng, ý thức pháp luật.

(Nguồn:Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Độ)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].