Dấu hiệu hình sự trong vụ hai cô giáo đánh trẻ mần non

Người nào có hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào mình, xâm phạm tới quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hỏi: Gần đây tôi thấy trên mạng đang truyền nhau clip về việc hai cô giáo dùng dép, thước kẻ đánh vào đầu và dùng lời lẽ dọa nạt trẻ mần non. Đề nghị Luật sư tư vấn, hai cô giáo này có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội gì? (Nguyễn Ngọc Anh - Thanh Hóa)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 (BLHS) quy định về tội hành hạ người khác như sau:

"1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Đối với nhiều người".

Căn cứ theo quy định trên thì người nào có hành vi đối xử tàn ác với người bị lệ thuộc vào mình, xâm phạm tới quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Trường hợp hai giáo viên mần non có hành vi dùng dép, thước kẻ đánh vào đầu, dùng lời lẽ dọa nạt, uy hiếp, gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về mặt tinh thần đã xâm phạm đến quyền được bảo hộ đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc là các cháu do mình trực tiếp chăm sóc, giáo dục ở trường. Theo đó, hai cô giáo này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác với khung hình phạt tăng nặng lên đến 03 năm tù do đối tượng bị xâm hại là trẻ em.

Bên cạnh đó, hai giáo viên này cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác theo quy định tại Điêu 104 BLHS mà không phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật do đối tượng của hành vi là trẻ em.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.