Hành vi thế nào được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó,...

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Định nghĩa: Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnhành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Các dấu hiệu của tội phạm

Chủ thể

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 140 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 140 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể:Quan hệ sở hữu: Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.

Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi: bao gồm các giai đoạn: Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác; Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

- Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

Lưu ý: quan trọng

- Tình tiết hành hung để tẩu thoát, đây là tình tiết quy định tại khoản 2 điều 136, 137, 138 như sau: có 2 trường hợp như sau:

+ Dùng vũ lực để nhằm chiếm đoạt cho bằng được tài sản, lúc này hành vi này đã chuyển hóa sang tội cướp tài sản, hoặc có thể ban đầu chi cướp giật, nhưng dủng vũ lực để cướp cho bằng được thì đã chuyển hóa từ hành vi chiếm đoạt sang hành vi cướp tài sản.

+ Dùng vũ lực để tẩu thoát, áp dụng tình tiết hành hung để tẩu thoát theo thông tư 02/2001 và nghị định 02/2003. Nếu hành hung để tẩu thoát nhưng mang theo tài sản, thí dụ trộm cắp được chiếc xe máy, bị phát hiện, chống trả để tẩu thoát nhưng vẫn dùng tài sản vừa cướp được làm phương tiện tẩu thoát thì trường hợp này chưa có hướng dẫn nhưng thông thường là không tẩu thoát cùng tang vật. Còn ngược lại hành hung để tẩu thoát nhưng mang theo tài sản để tẩu thoát -> cấu thành tội cướp tài sản.

- Biểu hiện gian dối trong các hành vi chiếm đoát: 3 trường hợp như sau

+ Có biểu hiện gian dối nhằm để tiếp cận tài sản, sau đó dùng các hình thức khác để chiếm đoạt thì phải định tội danh theo hình thức chiếm đoạt đó. Chẳng hạn gian dối để tiếp cận tài sản, thừa lúc chủ tài sản sơ hở thì trộm tài sản thì đây là tội trộm cắp tài sản.

+ Người biểu hiện gian dối làm cho chủ tài sản tin và tự nguyện trao tài sản -> tội lừa đảo theo Điều 139.

+ Người đó nhận tài sản một cách ngay thẳng hợp pháp, sau đó có biểu hiện gian dối để chiếm đoạt tài sản đã nhận -> Điều 140.

Mặt chủ quan của tội phạm

- Lỗi cố ý

- Mục đích: chiếm đoạt tài sản

Hình phạt

Hình phạt chính

- Phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm nếu thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; Tái phạm nguy hiểm; Gây hậu quả nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm nếu thuộc trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hình phạt bổ sung

- Phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

- Bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].