Liên Hợp Quốc trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự quốc tế

Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế được các quốc gia coi là trung tâm phối hợp hoạt động của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong đấu tranh phòng chống chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm hình sự.

Liên Hợp Quốc là tổ chức có vai trò chủ yếu trong đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự quốc tế.Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế được các quốc gia coi là trung tâm phối hợp hoạt động của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong đấu tranh phòng chống chống tội phạm. Trong đó đặc biệt là tội phạm hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198 Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốctrong đấu tranh, phòng, chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế.


Quá trình hình thành tổ chức lớn nhít toàn cầu này đã được ghi lại bằng các dấu ấn lịch sử khó quên. Khởi đầu là Hội nghị ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mỹ và Anh có sự tham gia của đại diện Trung Quốc ở Liên Xô, Hội nghị diễn ra tại Matxcơva và đã thông qua tuyên bố về vấn đề an ninh chung vào ngày 30/10/1943, trong đó nhấn mạnh sự cấp thiết của việc thành lập một tổ chức quốc tế chung có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế dựa trên nền tảng của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia yêu chuộng hòa bình. Sau đó là Hội nghị Têhêran giữa các vị đứng đầu chính phủ của Liên Xô, Mỹ và Anh, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh đến tính chất quan trọng của nhiêm vụ xây dựng một tổ chức quốc tế mới. Hội nghị này được tiến hành trong năm 1943.

Dự thảo hiến chương Liên Hợp Quốc đã được các đại diện cường quốc đồng minh chống phát xít biên soạn tại Hội nghị Dumbaton- Ocxơ( Mỹ) vào năm 1944. Bước hoàn tất cuối cùng của dự thảo này được các nước Liên Xô, Mỹ, Anh thực hiện tại hội nghị Crim( Liên Xô) vào năm 194, vấn đề thủ tục biểu quyết tại Hội đồng bảo an đã được các nước này nhất trí thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 24/10/1945. Ngày này được các quốc gia thành viên kỉ niệm là ngày thành lập Liên Hợp Quốc. Được các thành viên long trọng kỉ niệm hàng năm.

Dự thảo cuối cùng của Hiến chương đã được cộng đồng quốc tế thống nhất thông qua tại Hội nghị Xan-Phranxiscô (Mỹ) và được ký vào ngày 26/6/1945 Hiến chương Liên hợp quốc

Mục đích thành lập của Liên Hợp Quốctrong đấu tranh, phòng, chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế.

Việc ra đời của Liên hợp quốc được coi là thành tựu lớn lao và có ý nghĩa chính trị quan trọng trong lĩnh vực quan hệ liên quốc gia và hợp tác quốc tế.Căn cứ vào Điều 1 của Hiến chương, Liên Hợp Quốc được thành lập nhằm các mục đích sau:

- Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế

- Phát triển những quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc

- Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và nhân đạo cũng như việc khích lệ, phát triển sự tôn trọng quyền con người, các quyền tự do cơ bản khác giành cho tất cả mọi người không có sự phân biệt chủng tộc, nam nữ, tôn giáo,…

- Là trung tâm phối hợp mọi hoạt động của các dân tộc nhằm đạt được những mục đích chung nêu trên.

Ý nghĩa thành lập của tổ chức Liên Hợp Quốc trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm hình sự có tính chất quốc tế.


Việc thành lập Liên Hợp Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự quốc tế. Việc thực hiện sự hợp tác quốc tế trong lĩnh giải quyết các vấn đề quốc tế có tính chất xã hội là một trong các mục đích thành lập Liên Hợp Quốc. Chính vì vậy, đấu tranh chống tội phạm là một trong lĩnh vực hoạt động của tổ chức quốc tế này nhằm giải quyết một vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh trong đời sống quốc tế. Trong điều kiện và hoàn cảnh tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng thường xuyên, cộng đồng quốc tế buộc phải tăng cường hợp tác quốc tế đấu tranh chống tôi phạm trong khuôn khổ của các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như phi chính phủ. Trên bình diện toàn cầu, Liên Hợp Quốc được các quốc gia coi là trung tâm phối hợp hoạt động của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm. Đây là nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Liên Hợp Quốc. - khẳng định này được rút ra từ các quy định của Hiến chương.

Như Điều 1 nhấn mạnh mục đích thành lập Liên Hợp Quốc và Điều 3 là củng cố và khẳng định sự cẩn thiết của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và nhân đạo quốc tế, trong đó có đấu tranh ngăn ngừa và trừng trị tội phạm. Nghĩa vụ cao cả này của Liên hợp quốc được thực hiện bằng nhiều biện pháp và phương thức khác nhau, đảm bảo tính hiệu quả cao trong hợp tác quốc tế chống tội phạm. Liên hợp quốc đã chứng tỏ sự năng động của mình trong quá trình đưa ra các chuẩn mực và quy phạm thống nhất đối với từng lĩnh vực hợp tác cụ thể.

Trong khuôn khổ của Liên hợp quốc hoặc dưới sự bảo trợ của nó, một loạt các công ước quốc tế, các điều ước quốc tế mẫu, cũng như các văn bản pháp lý quốc tế khác được thông qua trong vấn đề đấu tranh ngăn ngừa và trừng trị tội phạm trên phạm vi toàn cầu. Trong hoạt động chống tội phạm của Liên hợp quốc còn cố sự tham gia tích cực các cơ quan chính, cơ quan phụ trợ của Liên hợp quốc cũng như các tổ chức chuyên môn của nó. Ngoài rạ, Liên hợp quốc còn phối hợp hoạt động với các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực đấu tranh quốc tế chống tội phạm.

Các cơ quan chính của Liên hợp quốc có trách nhiệm ở các mức độ khác nhau trong việc ngăn chặn và trừng trị tội phạm như Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Tòa án quốc tế và Ban thư ký. Các cơ quan phụ trợ hoặc chuyên môn như Hội nghị Liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm và xử sự với cá nhân vi phạm pháp luật, ủy ban Liên hợp quốc về ngăn chặn tội phạm và hoạt động tố tụng hình sự... có vị trí, vai trò đặc biệt trong hệ thống các cơ quan của Liên hợp quốc về chống tội phạm.

Các vấn đề đấu tranh với tội phạm trực tiếp thuộc quyền hạn của hai cơ quan chuyên môn này. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hợp quốc cũng như một số các tổ chức quốc tế phi chính phủ cũng tham gia và có trách nhiệm trong quá trình hợp tác đấu tranh phòng chống tội phạm các loại trên phạm vi toàn cầu cũng như khu vực.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].