Nguyên tắc của hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

Với tính chất là một bộ phận của chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế trong TTHS luôn tuân thủ các nguyên tắc quan hệ quốc tế mang tính chất chung của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế theo khuôn khổ Tuyên bố của Liên hợp quốc.

Với tính chất là một bộ phận của chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế trong TTHS luôn tuân thủ các nguyên tắc quan hệ quốc tế mang tính chất chung của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế theo khuôn khổ Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cụ thể hoá các nguyên tắc trên, thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại vì hoà bình, hữu nghị, đa phương hoá, đa dạng hoá, Đảng ta khẳng định: “Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ... theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có lợi” . Thể chế hoá quan điểm trên, BLTTHS năm 2003 đã quy định các nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế trong hoạt động TTHS tại Điều 340 như sau:Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia;Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;Bình đẳng cùng có lợi;Phù hợp với Hiến pháp của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;Phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế.Hợp tác quốc tế trong hoạt động TTHS được tiến hành phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.Trong trường hợp Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong hoạt động TTHS được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế .

Luật TTTP năm 2007 tiếp tục phát triển các nguyên tắc và quy định về TTTP trong lĩnh vực dân sự và lĩnh vực hình sự được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và BLTTHS năm 2003, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là thành viên, phù hợp với Hiến pháp luật Việt Nam. Việc chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong TTTP không được trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế (Điều 3 và Điều 4 Luật TTTP năm 2007).

Đó là những nguyên tắc rất quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác quốc tế song phương và đa phương giữa các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành TTHS của nước ta (trong đó có cơ quan tiến hành tụng) với các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành TTHS của các quốc gia khác; của các tổ chức quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và quá trình giải quyết từng vụ án hình sự cụ thể nói riêng.

(Nguồn:Thiếu tướng, GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].