Nguyên tắc lãnh thổ về xác định thẩm quyền xét xử hình sự quốc tế

Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền lực tối cao.

Dựa trên cơ sở nội dung pháp lý quan trọng này, trong luật hình sự quốc tế đã tồn tại và ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc lãnh thổ trong xác định thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia là một phần trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước vùng trời và vùng lòng đất hoàn toàn thuộc chù quyền một quốc gia.

Thẩm quyền xét xử hình sự của quốc gia trong lãnh thổ của mình

Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm, trong phạm vi lãnh thổ của mình quốc gia có quyền lực tối cao. Dựa trên cơ sở nội dung pháp lý quan trọng này, trong luật hình sự quốc tế đã tồn tại và ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng nguyên tắc lãnh thổ trong xác định thẩm quyền tài phán hình sự quốc gia.

Ý nghĩa nguyên tắc

Đây là nguyên tắc rất có lợi cho các quốc gia trong việc bảo vệ trật tự và an ninh cộng đồng. Theo nguyên tắc này, quốc gia có thẩm quyền tài phán hình sự là quốc gia nơi hành vi tội phạm được thực hiện, bất kể thủ phạm là công dân sở tại hay là người nước ngoài. Như vậy tòa án có quyền giải quyết là tòa án của quốc gia nơi hành vi tội phạm được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

Thực tiễn và thẩm quyền của các quốc gia khi xét xử

Tuy nhiên trong thực tiễn đời sống quốc tế đã phát sinh trường hợp phức tạp hơn, cụ thể một cá nhân bắn qua đường biên giới và giết hại người nào đó, như vậy hành vi tội phạm được bắi đầu tiên lãnh thổ của quốc gia này và kết thúc (hoàn thành) trên lãnh thổ của nước khác.

Trong trường hợp này, cả hai quốc gia hữu quan đều có thẩm quyền xét xử vụ việc này.

Quốc gia nơi hành vi tội phạm được bắt đầu có quyền tài phán căn cứ theo nguyên tắc lãnh thổ nơi chủ thể gây hại thực hiện hành động (Subjective territorial principle), còn quốc gia nơi hành vi tội phạm kết thúc có quyền xét xử theo nguyên tắc lãnh thổ nơi hậu quả phát sinh (Objective territorial principle).

Trong khoa học pháp lý, nguyên tắc này đôi khi còn được gọi là “Học thuyết hậu quả phát sinh”.

Cả hai quốc gia hữu quan trên đều có thể yêu cầu thẩm quyền tài phán cho mình, và đòi hỏi như vây của họ là hoàn toàn hợp pháp theo luật. Vì vậy, quốc gia trong thực tế có khả năng xét xử nhiều nhất chính là quốc gia bắt giữ thủ phạm gây tôi ác.

Trong luật quốc tế không có quy định nào đảm bảo thẩm quyền tài phán riêng biệt cho quốc gia nơi tội phạm được hoàn thành. Quốc gia nơi tội phạm được bắt đầu hoàn toàn không bị hạn chế về thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc hình sự có nội dung tương tự.

Để đảm bảo các quyền hạn xét xử, các quốc gia thường ghi nhận trong luật hình sự nước mình cho phép tòa án quốc gia có thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự mà hành vi tội phạm xảy ra trên lãnh thổ nước mình, nhưng hâu quả lại phát sinh ở nướcgoài, như đạo luật hình sự của Anh năm 1993.

Mở rộng nguyên tắc lãnh thổ

Mở rộng nguyên tắc lãnh thổ trong việc phân định thẩm quyền xét xử hình sự, một số nhà nghiên cứu luật quốc tế còn khẳng định: Quốc gia mà tàu thuyền mang cờ hoặc quốc gia mà phương tiện bay hàng không hoặc vũ trụ mang quốc tịch cũng cố thẩm quyền tài phán nếu hành vi tội phạm được thực hiên trên phương tiện bay hoặc tàu thuyền cùa quốc gia đó.

Quan điểm này được thể hiện trong các quy định hữu quan của các bộ luật hình sự quốc gia, qua đó khẳng định tính phù hợp của nội dung mở rộng nguyên tắc lãnh thổ trong xác định thẩm quyền xét xử hình sự.

Hơn thế nữa, khi phân tích nội dung mở rộng này, có học giả luật quốc tế cho rằng: thẩm quyền phương tiện bay hoặc tàu thuyền được coi là thẩm quyền cạnh tranh với nguyên tắc thẩm quyền lãnh thổ. Trong thực tế đúng là như vây, xung đột pháp luật về thẩm quyền tài phán phát sinh và đã gây ra những phức tạp, căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

Để giải quyết vấn đề này các quốc gia đã có sự thừa nhận chung nguyên tắc thẩm quyền hỗn hợp để giải quyết, nội dung của nguyên tắc thẩm quyền hỗn hợp được thể hiện trong các bộ luật hàng hải và hàng không quốc gia của các nước.

Tất nhiên, khi xuất hiện nguyên tắc thẩm quyền phương tiện bay hoặc tàu thuyền, thì thẩm quyền lãnh thổ với nội dụng pháp lý đã đề cập ở trên sẽ không được áp dụng nếu hành vi tội phạm được thực hiện trên các bộ phận của lãnh thổ quốc tế, như: biển quốc tế, vùng trời quốc tế và châu Nam cực.

Tòa án quốc gia tiến hành xét xử các vụ án hình sự trên lãnh thổ nước ngoài

Trong thực tiễn phong phú của quan hệ quốc tế liên quan đến các vấn đề hình sự, đã có trường hợp tòa án quốc gia tiến hành phiên xét xử các vụ án hình sự trên lãnh thổ nước ngoài, trong quá trình tố tụng hoàn toàn áp dụng luật hình sự quốc gia để giải quyết.

Đây là vụ án hình sự có liên quan đến hai nghi phạm người Libi bị cáo buộc đặt bom trên máy bay thương mại của Mỹ và gây ra vụ nổ thảm họa trên vùng trời Scốtlen tại làng Lốckebi (Vụ Lốckebia). Có thể nói đây là trường hợp hi hữu trong lịch sử hình sự quốc tế, tòa án quốc gia Scốtlen đã được đặt tại Hà Lan (trại Zeist), áp dụng luật Scốtlen để xét xử các tội phạm được thực hiện trong lãnh thổ Scốtlen. Việc xác định địa điểm xét xử tại Hà Lan nhằm mục đích loại bỏ sự lo ngại cho rằng các nghi phạm có thể không được xét xử công bằng tại lãnh thổ Scốtlen.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].