Nhận thức chung về Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự

Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 110 BLTTHS và được cụ thể hoá ở Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.

Điều tra tội phạm là hoạt động hành chính - tư pháp, do các chủ thể thuộc hệ thống hành pháp thực hiện. Đó là một loạt các cơ quan khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau, để cho thuận tiện, người ta dùng chung khái niệm: Cơ quan điều tra (CQĐT) trong TTHS.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 110 BLTTHS và được cụ thể hoá ở Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Theo đó, CQĐT được tổ chức trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là một phả hệ tổ chức phức tạp, xét cả về chiều dọc lẫn chiều ngang.

Việc phân định thẩm quyền điều tra cho từng loại, và trong mỗi loại là theo cấp điều tra lại càng phức tạp hơn. Có thể nói rằng, tính rành mạch, khoa học trong tổ chức CQĐT và phân chia thẩm quyền điều tra giữa các cơ quan này trong TTHS hiện hành còn ở mức rất tương đối.

Bàn về CQĐT trong TTHS mà không đề cập đến một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (sau đây xin được gọi tắt là: Cơ quan khác) thì thật thiếu sót. Cho tới ngày hôm nay, các nhà lập pháp vẫn chưa tìm ra một tên gọi rõ ràng, khả dĩ cho Cơ quan khác này, bởi vì, đây chỉ là một loạt các cơ quan quản lý hành chính nhà nước (dù một số không ít thuộc lực lượng vũ trang nhân dân) được giao thêm nhiệm vụ tham gia điều tra tố tụng.

Với đội ngũ hùng hậu các Cơ quan khác được tổ chức như hiện nay, khó có thể đưa ra kết luận: Vậy thì ai, CQĐT hay Cơ quan khác giữ vai trò chủ đạo trong điều tra hình sự nói chung và trong điều tra tố tụng hình sự nói riêng. Nhiều ý kiến cho rằng, với đội ngũ đông đảo, lại nắm hai loại quyền năng quan trọng là quyền năng quản lý hành chính nhà nước và quyền năng tố tụng hình sự nên thực tế Cơ quan khác đang giữ thế thượng phong trong phát hiện, ngăn chặn và điều tra tội phạm.

Cơ quan khác điều tra tội phạm chủ yếu thông qua hoạt động nghiệp vụ đa dạng của mình. Hoạt động nghiệp vụ nhằm phát hiện, làm rõ hành vi có dấu hiệu tội phạm xét cho cùng cũng là hoạt động điều tra hình sự. Bắt đầu từ đây đã xuất hiện hai cụm từ "điều tra hình sự” và "điều tra tố tụng hình sự”, và chúng tôi cho rằng, chừng nào, chúng ta còn chưa phân biệt rạch ròi khái niệm, ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa pháp lý của chúng thi mãi mãi chúng ta còn tiếp tục lúng túng tìm lối thoát cho việc quy định thẩm quyền điều tra nói chung và thẩm quyền điều tra tổ tụng hình sự nói riêng của CQĐT và Cơ quan khác trong tham gia điều tra.

Điều tra phát hiện, tìm chứng cứ buộc tội là chức năng duy nhất và riêng có của CQĐT. Cơ quan điều tra do pháp luật TTHS sinh ra, điều tra tội phạm theo pháp luật TTHS. Dĩ nhiên, để củng cố thêm các chứng cứ buộc tội, cơ quan này có thể thu thập thêm thông tin ngoài tố tụng, nhưng đó không là chửng cứ và là công việc thứ yếu của CQĐT. Vì vậy, để dễ phân biệt với các cơ quan tham gia điều tra phát hiện tội phạm, đặc biệt là các cơ quan phát hiện, ngăn chặn tội phạm bằng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp trinh sát (tình báo), chúng tôi cho rằng, CQĐT trong TTHS chính là cơ quan chuyên trách điều tra tội phạm theo pháp luật TTHS, là CQĐT tố tụng hình sự.

Cơ quan khác cũng điều tra tội phạm theo pháp luật TTHS. Tuy nhiên, Cơ quan khác, như đã nêu, chỉ điều tra ở mức độ giới hạn, mức độ "điều tra ban đầu”. Đặc biệt, đối với nhóm Cơ quan khác trong Công an nhân dân (CAND) thì đa số họ là cơ quan trinh sát, điều tra phát hiện và ngăn chặn tội phạm chủ yểu bằng biện pháp trinh sát. Do việc điều tra theo luật TTHS đối với Cơ quan khác chỉ là thứ yếu, nên để phân biệt với cơ quan chuyên trách, Cơ quan khác nên gọi chung là: Cơ quan tham gia điều tra TTHS.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngoài hai nhóm cơ quan kể trên, còn có nhiều cơ quan quản lý hành chính nhà nước, bằng hoạt động nghiệp vụ của minh, cũng trực tiếp phát hiện, ngăn chặn tội phạm. Các cơ quan như Cảnh sát giao thông; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; cơ quan thanh tra; thuế... thực chất cũng không khác mấy so với đội ngũ đông đảo Cơ quan khác, vấn đề đang đặt ra là tại sao các cơ quan này lại chưa được giao tham gia điều tra tội phạm?

Phân biệt CQĐT với Cơ quan khác, bên cạnh tiêu chí chủ yếu là giới hạn thẩm quyền điều tra, còn là các yếu tố tổ chức và phân chia quyền năng tố tụng trong nội bộ cơ quan. Chẳng hạn, nếu như quyền năng tố tụng trong CQĐT được phân chia cho Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên thì ở Cơ quan khác, quyền năng tố tụng chỉ tập trung vào mỗi người đứng đầu (và cấp phó được uỷ quyền của họ).

(Nguồn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Nhã - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].