Việc phân chia thẩm quyền điều tra giữa các hệ, trong cùng một hệ (cấp trên, cấp dưới) còn thiếu hợp lý, đang làm nảy sinh tình trạng chồng lấn thẩm quyền hoặc đùn đẩy nhau, tranh công, đổ lỗi.
Về hệ thống CQĐTtrong TTHS: Với cách bố trí thành hai loại, trong mỗi loại lại có từng hệ độc lập với nhau như hiện nay, rõ ràng CQĐT chuyên trách và cơ quan tham gia điều tra là những tập hợp đa hệ, khó có thể có sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và càng khó có sự gắn kết cần thiết với nhau. Từ thực tế này, lâu nay đã có nhiều đề xuất, thậm chí là đã hình thành dự án theo hướng tập hợp các CQĐT thành một hệ thống độc lập, song song tồn tại cùng cơ quan Viện kiểm sát (VKS) và Toà án.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Tuy thấy rõ những bất cập từ cách tổ chức đa hệ của CQĐT và Cơ quan khác, song thật khó đồng tình với ý tưởng sáp nhập tất cả cơ quan điều tra trong TTHS thành một hệ thống. Điều này không phù hợp với cách thức tổ chức hệ thống dựa vào khả năng chuyên môn hoá trong lĩnh vực hành pháp. Mà cơ quan điều tra các loại, xét cho cùng lại là cơ quan hành pháp. Bên cạnh đó, ngay cả người đề ra dự án cũng chưa chứng minh được tính vượt trội hay là hiệu quả kinh tế - xã hội tối ưu do việc sáp nhập cơ quan điều tra mang lại...
Việc phân chia thẩm quyền điều tra giữa các hệ, trong cùng một hệ (cấp trên, cấp dưới) còn thiếu hợp lý, đang làm nảy sinh tình trạng chồng lấn thẩm quyền hoặc đùn đẩy nhau, tranh công, đổ lỗi. Cần lưu ý thêm là tình trạng chồng lấn thẩm quyền cũng tồn tại giữa một bên là các CQĐT, còn bên kia là cơ quan kiểm sát trong giai đoạn điều tra. Theo quy định tại Điều 112 BLTTHS thì khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra, VKS có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS... Những thẩm quyền này thực chất là thẩm quyền điều tra và điều này lý giải vì sao có người cho rằng điều tra và công tố thực chất là một.
Việc phân chia giai đoạn điều tra thành hai phân đoạn: Điều tra ban đầu do Cơ quan khác đảm nhiệm và Điều tra kết thúc do CQĐT đảm nhiệm cũng chưa thật hợp lý, nhiều trường hợp gây lãng phí về thời gian và nhân lực.
Chủ thể hoạt động điều tra: Theo pháp luật hiện hành bao gồm CQĐT là cơ quan tố tụng và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT và Điều tra viên là người tiến hành tố tụng (Điều 33 BLTTHS).
Đối với chủ thể tố tụng là CQĐT, điều đáng lưu ý là quyền năng tố tụng của cơ quan này đã được phân chia cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng và Điều tra viên. Trong trường hợp này, hầu như quyền năng tố tụng của CQĐT đã không còn, và do vậy, việc xác định CQĐT là cơ quan tiến hành tố tụng (THTT) đã trở nên hình thức.
Đối với Cơ quan khác, mặc dù cũng được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều tra, nghĩa là cũng được giao quyền năng tố tụng hình sự, nhưng cho đến nay, Cơ quan khác và người đứng đầu của cơ quan này vẫn chưa được thừa nhận là cơ quan THTT và người THTT. Chính việc chưa thừa nhận này đã kéo theo nhiều hệ lụy mà rõ nhất là khó xác định trách nhiệm pháp lý tố tụng, trách nhiệm hình sự của những người này khi vi phạm tố tụng đến mức hình sự.
Về những người trực tiếp tham gia vào hoạt động điều tra: Hiện nay, lực lượng làm công tác điều tra có khoảng 30.000 cán bộ, trong đó có khoảng 13.000 Điều tra viên. Riêng lực lượng điều tra trong CAND có hơn 29.000 cán bộ với hơn 12.500 Điều tra viên. Bên cạnh đại đa số Điều tra viên, cán bộ điều tra tận tụy trong công tác, gương mẫu, liêm khiết, chấp hành đúng pháp luật thì vẫn còn một số không nhỏ chưa thực hiện tốt vai trò của người cán bộ điều tra tội phạm, thậm chí vi phạm pháp luật tố tụng. Tình trạng này đòi hỏi phải xem xét lại không chỉ việc phân định thẩm quyền và trách nhiệm điều tra, việc chỉ huy, chỉ đạo điều tra mà còn là tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên, người đứng đầu Cơ quan khác.
(Nguồn:Tiến sĩ Trần Đình Nhã - Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội)
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận