Những tội phạm mới xâm phạm trẻ em trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Trẻ em theo quy định của pháp luật là người dưới 16 tuổi, đây là đối tượng đặc biệt được cả xã hội quan tâm, chăm sóc và bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.

Trẻ em theo quy định của pháp luật là người dưới 16 tuổi, đây là đối tượng đặc biệt được cả xã hội quan tâm, chăm sóc và bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em đều bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Do vậy, nhằm bảo vệ tốt hơn trẻ em dưới các hành vi xâm phạm, bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) đã bổ sung thêm 02 tội phạm mới là tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
(Điều 147 BLHS năm 2015), và tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 BLHS năm 2015). Cụ thể:

- Về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

Điều 147 BLHS năm 2015 quy định như sau: “1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Phạm tội có tổ chức; b) Phạm tội 02 lần trở lên; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; đ) Có mục đích thương mại; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; g) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm: a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; b) Làm nạn nhân tự sát. 4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Theo đó, hành vi khách quan ở đây là hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Trong đó, khiêu dâm được hiểu là sự kích thích ham muốn về sắc dục và xác thịt. Điều luật quy định hai hành vi: Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm và Hành vi trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, trong tội này cho dù trẻ em có thuận tình hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc cấu thành tội phạm.

Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được quy định cụ thể là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Quy định của điều luật đã thiết kế một cách rất rõ ràng, người thực hiện hành vi phạm tội này phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và không phụ thuộc vào giới tính là nam hay nữ. Người từ đủ 18 tuổi trở lên, theo quy định của Pháp luật dân sự là người đã có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự và đặc biệt đối tượng bị hành vi sử dụng người vào mục đích khiêu dâm mà điều luật quy định phải là người dưới 16 tuổi.

Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Người nào sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm không bắt buộc phải gây ra hậu quả tác động vào sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người dưới 16 tuổi hoặc người quan sát hành động khiêu dâm đó. Hậu quả ở đây là hậu quả tác động vào sự phát triển bình thường của nạn nhân thông qua việc thực hiện các hành động nhằm mục đích khiêu dâm do sự yêu cầu, sử dụng của người thực hiện tội phạm. Tức là tội danh này cấu thành hình thức,chỉ cần người trên 18 tuổi, đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này, hậu quả rất khó để xác định và không cần xác định đối với tội danh cấu thành hình thức.

- Về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Điều 153 BLHS năm 2015 quy định như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp; c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng; d) Đối với từ 02 người đến 05 người; đ) Phạm tội 02 lần trở lên; e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đối với 06 người trở lên; c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; d) Làm nạn nhân chết; đ) Tái phạm nguy hiểm. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Điều luật quy định hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm dữ người dưới 16 tuổi, hành vi phạm tội này được thể hiện qua việc dùng các thủ đoạn như lén lút, lừa gạt, du dỗ trẻ em đưa trẻ em thoát khỏi sự quản lý, trông nom của cha mẹ hoặc người có trách nhiệm để đem bán, nuôi làm con nuôi hoặc để trả thù cha mẹ đứa trẻ. Việc chiếm đoạt trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì người có một trong các hành vi nêu trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó. Hình phạt được áp dụng là tù từ 03 năm đến 07 năm.

Tội phạm này hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.


Nguồn tham khảo: www.moj.gov.vn

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].