Phân tích về sự kiện bất ngờ và lỗi vô ý do cẩu thả

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự...

Điều 11 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về sự kiện bất ngờ như sau: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".

Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về vô ý phạm tội như sau:"Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được; 2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó".

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

1. Lỗi vô ý do cẩu thả

Lỗi vô ý do cẩu thả là trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù được điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.

- Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

- Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.

Ở hình thức lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:

- Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.

- Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.

Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm tội “phải thấy trước” và “có thể thấy trước”hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. “Phải thấy trước” ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiều là với độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội,… của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.

2. Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Là một sự kiện xảy ra trên thực tế gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi đó không có mối liên hệ về lý trí, ý chí của người thực hiện hành vi. Họ không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, cũng như hậy quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra và họ cũng “không bị buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó”.

c) Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ

- Giống nhau

Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

- Khác nhau

Vô ý do cẩu thả: Người thực hiện hành vi phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra.

Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả nguy hiểm xảy ra.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

1.Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
2.Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
3.Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
4.E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].