Quy định của Bộ luật Hình sự về tội chống người thi hành công vụ

Tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau: “1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm : a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội; d) Gây hậu quả nghiêm trọng; đ) Tái phạm nguy hiểm”.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Như vậy, tội chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, và đôi khi là tính mạng, sức khoẻ và tài sản của công dân.

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường: đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.

3. Mặt khách quan của tội phạm

Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính nhà nước nhất định. Ví dụ như cán bộ thuế, thanh tra,….

Mặt khách quan của tội phạm: hành vi chống người thi hành công vụ. Được thể hiện qua các hành vi sau:
-Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ: là dùng sức mạng vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ như đấm, đá, đâm, chém,….
- Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực hiện công vụ.
- Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng, quyền hạn của họ.
- Các thủ đoạn khác như: bội nhọ, vu khống,… người thi hành công vụ. Khiến họ không thể thực hiện công vụ của mình một cách bình thường.

4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội chống người thi hành công vụ được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi vi phạm của mình vì lý do công vụ của nạn nhân.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].