Quy định về việc tiến hành định giá tài sản trong vụ án hình sự

Khác với giám định, việc định giá chỉ có thể tiến hành bởi Hội đồng định giá, được quy định cụ thể tại điều 217, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Việc định giá tài sản trong tố tụng hình sự phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ định giá như: giá thị trường của tài sản; giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định; giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý

Điều 217, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể về việc tiến hành định giá tài sản như sau:

“(1) Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến. (2) Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản”.

Tiến hành định giá tài sản như thế nào?

Khác với giám định, việc định giá chỉ có thể tiến hành bởi Hội đồng định giá.

Quy định về việc thành lập, thành phần, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng định giá được Chính Phủ hướng dẫn trong Nghị định 26/2005/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 03 năm 2005 về Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự. Theo đó, Hội đồng định giá tài sản được thành lập ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập để thực hiện việc định giá tài sản có giá trị đặc biệt lớn và thực hiện việc định giá lại trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định 26/2005/NĐ-CP.

Trong trường hợp do tính chất đặc biệt của vụ án hoặc do yêu cầu phải bảo đảm bí mật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cố thể quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản cho riêng vụ việc đó.

Thành phần của Hội đồng định giá tài sản

Thành phần của Hội đồng định giá tài sản được quy định theo cấp của Hội đồng.

Thành phần của Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm:

- Một lãnh đạo của cơ quan tài chính là Chủ tịch Hội đồng;
- Một chuyên viên về giá của cơ quan tài chính là thành viên Thường trực của Hội đồng;
- Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn là thành viên của Hội đồng.

Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định thành viên cụ thể cho từng vụ việc.

Thành phần của Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương bao gồm:

- Một lãnh đạo của Bộ Tài chính là Chủ tịch Hội đồng;
- Một lãnh đạo của đơn vị chuyên môn về giá của Bộ Tài chính là thành viên Thường trực của Hội đồng;
- Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn là thành viên của Hội đồng.

Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định thành viên cụ thể cho từng vụ việc.

Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tài sản tối thiểu là 3 người.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.

Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].