So sánh tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Chủ thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự, và phải là người có khả năng cứu giúp nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định vềTội giết người như sau:“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình…2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm".

Điều 102 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


1. Về chủ thể

- Tội giết người: Bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng: Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự, và phải là người có khả năng cứu giúp nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

2. Về mặt khách quan

-Tội giết người: Về hình thức của hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.

Ví dụ: A đẩy B ra giữa sông sâu, B chấp chới giữa sông, A bỏ về, B chết.

Hành vi phạm tội của A, về hình thức của hành vi có thể là 2 khả năng sau: Nếu ý định tước bỏ tính mạng của B xuất hiện trước khi A đẩy B xuống sông thì hành vi phạm tội của A thực hiện bằng hành động (thuộc trường hợp phạm tội giết người Điều 93), còn nếu ý định tước bỏ tính mạng của B hình thành sau khi đẩy B xuống sông thì hành vi phạm tội của A thực hiện bằng không hành động (A phạm tội cố ý không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Điều 102).

- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Hành vi khách quan là hành vi không cứu người khác (tức là tội phạm luôn thực hiện bằng không hành động).

Ví dụ 1: A là bác sĩ đang trên đường đến bệnh viện gặp B bị tai nạn xe máy đang nằm trên đường, A có đủ phương tiện để cấp cứu cho B nhưng A không cứu chữa, B chết.

Ví dụ 2: A là cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đang trên đường đi làm về, thấy có 2 nạn nhân trong vụ hoả hoạn nhưng không cứu nên nạn nhân chết.

Trong cả 2 ví dụ trên, nếu tình huống đó xây ra trong thời gian Bác sĩ hoặc Cảnh sát PCCC đang làm nhiệm vụ thì bị xử lý theo Điều 93 về tôi giết người. Vì lúc này phát sinh nghĩa vụ pháp lý bắt buộc theo công vụ, chứ không phải là cứu giúp như Điều 102


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].