Thế nào là tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng?

Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

Hỏi: Ngày 10/11/2016, ông Trần Văn A bị tai nạn giao thông bị chấn thương nặng ở đầu và cột sống. Lúc đó người dân quanh khu vực đó đã nhờ anh B chủ xe ô tô đang đi qua khu vực đó chở ông A đi cấp cứu nhưng anh B đã từ chối với lý do đây không phải xe của anh đồng thời anh đang có hẹn gấp nên không thể giúp được. Gần 30 phút sau mọi người mới bắt được xe để đưa ông A đến bệnh viện và ông đã chết tại đây do không được cứu chữa kịp thời. Đề nghị luậttư vấn, trong trường hợp này, anh B có phạm tội không? (Nguyễn Thị Tuyết - Hà Nam)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vũ Thị Huyền Trang - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 102 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng như sau: “1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm: a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Trong trường hợp này chúng tôi kết luận anh B đã phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dựa trên những phân tích sau: Do anh B biết được ông A đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và có điều kiện để cứu giúp nhưng anh B đã viện lý do đo khong phải là xe của mình và đang có hẹn gấp nên đã không cứu giúp dẫn đến hậu quả là do ông A bị đưa đi cấp cứu quá muôn nên đã chết. Như vậy, việc anh B đã kiên quyết từ chối việc cứu giúp nên hành vi của anh B thỏa mãn dấu hiệu được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 102 Bộ luật Hình sự. Anh B có thể phải chịu mức hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, anh B còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.