Tội phá hoại chính sách đoàn kết

Tội phá hoại cơ chính sách đoàn kết được quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.

Người phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết (bị xác định là tội phạm) là người gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;…
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội phá hoại chính sách đoàn kết

Tội phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 (gọi tắt là "BLHS"), như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; (b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; (c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; (d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Bình luận tội phá hoại chính sách đoàn kết

Tội phá hoại chính sách đoàn kết là hành vi gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị - Xã hội; gây thù hẳn , kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội; phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế nhằm chống chính quyền nhân đân.

Các dấu hiệu pháp lý của tội phá hoại chính sách đoàn kết


(i) Khách thể của tội phá hoại chính sách đoàn kết: Khách thể trực tiếp của tội phá hoại chính sách đoàn kết là an ninh quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên các lĩnh vực xã hội, dân tộc, tôn giáo và đối ngoại.

Đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, tôn giáo và đoàn kết quốc tế là chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thể chế hóa quan điểm này, Hiến pháp năm 2013 quy định: nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển triển (Điều 5); Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyết tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điêu 24); Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triên (Điều 12).

Phá hoại chính sách đoàn kết là hoạt động rất nguy hiểm, trực tiếp đe dọa đến sự ổn định của
đất nước, tạo ra nguy cơ phân rã xã hội, xung đột, chiên tranh sắc tộc, tôn giáo, phá vỡ nền tảng quốc gia và các mối nguy hại khác cho an ninh quôc gia của Việt Nam.

(ii) Mặt khách quan của tội phạm: mặt khách quan của tội phạm này được thê hiện ở một trong các hành vi sau:

Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội. Gây chia rẽ là hành vi cố ý tạo ra hoặc lợi dụng, khoét sâu thêm sự bất đồng, thiếu nhất trí, mâu thuẫn, xung đột sẵn có về lợi ích, quan điểm, quan niệm, nhận thức và tình cảm giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Gây chia rẽ còn là hành vi tạo ra trạng thái tâm lý ác cảm, không thiện chí, bất hợp tác, thậm chí là thù hằn giữa một bộ phận người dân với lực lượng vũ trang nhân dân (nhất là với lực lượng Công an nhân dân), với các cơ quan, cá nhân lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ đoạn gây chia rẽ thường là tuyên truyên xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ cán bộ, công chức nhà nước, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân.

Gây thù hẳn , kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đắng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gây thù hằn là hành vi kích động mâu thuẫn, chia rẽ, hận thù giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số hoặc giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Gây kỳ rhị là hành vi tạo ra trạng thái tâm lý miệt thị, coi thường những dân tộc khác với dân tộc mình. Hành vi gây thù hẳn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc sẽ dẫn đến các hoạt động ly khai. Kích động ly khai là một trong những dạng biểu hiện của tội phá hoại chính sách đoàn kết, âm mưu tách ra khỏi cộng đồng quốc gia - dân tộc Việt Nam, phá hoại nền tảng thống nhất của đất nước. Thủ đoạn phạm tội thường là lợi dụng tình trạng phát triển chưa cao, đời sống kinh tế lạc hậu, khó khăn, nhận thức hạn chế của một bộ phận đồng bào hoặc những sơ hở trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của một số cấp chính quyền hoặc những vân đề do lịch sử đề lại để kích động gây thù hắn , kỳ thị, chia rẽ, đòi ly khai dân tộc.

Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội. Người phạm tội thường lợi dụng niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận quần chúng, những phức tạp của quá trình phát triển kinh tế xã hội và thiểu sót trong việc thực hiện chính sách tôn giáo để xuyên tạc, nói xấu, làm mất lòng tin, tạo nên sự chia rẽ, không đồng thuận, bất hòa giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với người theo tôn giáo khác, giữa người theo tôn giáo với chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.

Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Thủ đoạn phổ biến của hành vi phá hoại chính sách đoàn kết quôc tế là việc người phạm tội cố ý tạo ra những hiểu lầm, mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp giữa Việt Nam với các nước láng giềng và các nước khác trên thế giới.
Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phá hoại chính sách đoàn kết là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

(iii) Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp và mục đích phạm tội là nhằm chống chính quyền nhân dân.

Về hình phạt tội phá hoại chính sách đoàn kết

Người phạm tội quy định tại khoản 1 Điều 116 Bộ luật hình sự bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.Khoản 2 Điều 116 Bộ luật hình sự quy định phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, áp dụng đối với trường hợp ít nghiêm trọng (chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả không đáng kể, hậu quả đã khắc phục, ngăn chặn kịp thời; người phạm tội tự thú, đâu thú, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội).Khoản 3 Điều 116 quy định phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người chuẩn bị phạm tội phá hoại chính sách đoàn kết.

Luật sư Nguyễn Thị Yến  - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].