Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ luật Hình sự

Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam.

Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như sau: “1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mô thương mại, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198

Theo đó, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, được hiểu là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tội phạm này có các dấu hiệu pháp lý sau:

1. Khách thể của tội phạm


Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lí nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

2. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, đó là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định (từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi).

3. Mặt khách quan của tội phạm


Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, xuất xứ hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam. Trong đó:

- Hành vi chiếm đoạt là hành vi cố ý dịch chuyển một cách trái pháp luật các đối tượng sở hữu công nghiệp của chủ sở hữu hợp pháp thành của mình bằng các thủ đoạn như trộm cắp, lừa đảo,…

- Hành vi sử dụng bất hợp pháp là hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu công nghiệp.

Hành vi nói trên chỉ bị coi là tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp nếu hành vi đó được thực hiện với quy mô thương mại.

4. Mặt chủ quan của tội phạm


Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội thực hiện hành vi nhằm mục đích kinh doanh. Và dấu hiệu mục đích là cấu thành tội phạm bắt buộc của tội này. Trường hợp người có hành vi sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không nhằm mục đích kinh doanh, chẳng hạn như để nghiên cứu khoa học,… thì không cấu thành tội phạm này.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].