Trả lại tài sản đã trộm cắp, có được miễn hình phạt?

Việc người phạm tội trong trường hợp này trả lại tài sản bị trộm cắp có thể được coi là hành vi tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả, là một trong các tính tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không được coi là tình tiết để miễn hình phạt.

[?]Em trai do bị bạn bè rủ rê nên đi trộm tài sản của người người khác. Nhưng sau đó nghĩ lại, em trai tôi đã tự giác trả lại số tiền đã lấy (5.000.000 đồng) cho người mất. Hiện cơ quan công an đang lập hồ sơ truy cứu trách nhiệm đối với em trai tôi và nhóm bạn. Đề nghị Luật sư tư vấn: trường hợp này em trai tôi có được miễn hình phạt tù không? (Nguyễn Quang Khanh - Thái Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; (đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Có tổ chức; (b) Có tính chất chuyên nghiệp; (c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; (d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; (đ) Hành hung để tẩu thoát; (e) Tài sản là bảo vật quốc gia; (g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; (b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm: (a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; (b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

Như vậy, em trai của bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản với giá trị 5.000.000 đồng nên đã đủ điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Việc em trai bạn trả lại tài sản trộm cắp cho chủ sở hữu không phải là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự nhưng là căn cứ để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điểm b Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Điều 54 Bộ luật Hình sự quy định về việc quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng như sau:

"1. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật này.

2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.

3. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án."

Theo như bạn trình bày, em trai bạn đã trộm cắp tài sản trị giá 5.000.000, nếu không có các tình tiết tăng nặng định khung được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự thì em trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 173 Bộ luật Hình sự với mức hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khi quyết định hình phạt, Tòa án sẽ căn cứ vào các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trường hợp em trai bạn không có tình tiết tăng nặng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì Tòa án có thể quyết định mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Việc Tòa án quyết định mức hình phạt như thế nào phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được thể hiện trong các tài liệu, chứng cứ và tình tiết của vụ án.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].