Trợ giúp pháp lý tiền tố tụng hình sự

Trong hoạt động trợ giúp pháp lý (gọi tắt là TGPL) bằng hình thức tham gia tố tụng, thì hoạt động TGPL tiền tố tụng đóng vai trò hết sức quan trọng.

Trợ giúp pháp lý tiền tố tụng quyết định chất lượng, hiệu quả quá trình tham gia tố tụng của người thực hiện TGPL trong việc bào chữa, bảo vệ cho các đối tượng được TGPL là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị bắt, người bị tạm giữ (gọi tắt là người bị tình nghi); góp phần đảm bảo các quyền con người, hạn chế tình trạng mớm cung, ép cung, dùng nhục hình; tạo nên phiên tòa xét xử công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội và kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng được TGPL.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Hệ thống pháp luật một số nước thế giới đã bước đầu ghi nhận quy định về TGPL tiền tố tụng (quyền có một luật sư từ thời điểm bị bắt; khi tham vấn người bị tình nghi bắt buộc phải có luật sư,…), đặc biệt Hướng dẫn của Liên Hợp quốc ngày 20/12/2014 đã hướng dẫn cụ thể về quyền được tiếp cận sớm TGPL ở giai đoạn đầu của quá trình tố tụng; tuy nhiên, ở nước ta quy định này chưa được quy định hoặc quy định nhưng không cụ thể, làm ảnh hưởng đến quyền tố tụng của đối tượng yếu thế, nhất là đối tượng được TGPL là người bị tình nghi.

Tại Khoản 4 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa” và quyền của người bị tình nghi theo Điều 11, Điểm d Khoản 2 Điều 48 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 là quyền “tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Đặc biệt, nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân và quyền bào chữa trong Hiến pháp năm 2013, từng bước hoàn thiện các nguyên tắc tiếp cận sớm TGPL trong tố tụng hình sự theo Hướng dẫn của Liên Hợp quốc ngày 20/12/2014; năm 2015, Quốc hội đã thông Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Đây là 02 văn bản tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ; cụ thể: Tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này” và người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền “tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình”, người bị bắt, người bị tạm giữ có quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa”.

Với các quy định trên, thì ở giai đoạn tiền tố tụng, người bị tình nghi là người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị bắt, người bị tạm giữ thuộc đối tượng được TGPL có quyền yêu cầu người khác (người thực hiện TGPL) đại diện cho mình để bào chữa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chứ không phải chờ tới khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can (giai đoạn tố tụng) mới thực hiện quyền này. Tuy nhiên, do Luật TGPL năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về hình thức TGPL tiền tố tụng hoặc có quy định nhưng chỉ nêu “tư vấn tiền tố tụng” mà chưa có một hướng dẫn hay quy định pháp lý rõ ràng trong văn bản quy phạm pháp luật; vì thế, thời gian qua người thực hiện TGPL phần lớn chỉ tham gia TGPL cho đối tượng được TGPL ở giai đoạn tố tụng (sau khi nhận được quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can) với vai trò người đại diện để bào chữa, bảo vệ quyền mà không tham gia TGPL ngay từ khi người được TGPL bị bắt hoặc bị tạm giữ (giai đoạn tiền tố tụng)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].