Ví dụ về tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm

Tại Khoàn 2 Điều 117 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) quy định: Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong những trường hợp thật cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án. Cũng tương tự như trường hợp nhập vụ án được nêu ở phần trên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật vẫn còn có những tranh cãi về điều khoản này.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Ví dụ 4: A, B và C là đối tượng nghiện ma tuý, không có nghề nghiệp ổn định và nơi cư trú rõ ràng cùng tựhc hiện hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra đã khởi tố cả ba đối tượng trên về cùng một tội danh, trong đó A, B bị tạm giam còn C thì bỏ trốn (đã có lệnh truy nã). Khi hết thời hạn tạm giam đối với A và B (bao gồm cả thời hạn đã gia hạn), thì thời hạn điều tra vẫn còn nhưng không xác định được C đang ở đâu. Do không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác đối với A và B, Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra đề nghị truy tố A và B.
Có quan điểm cho rằng vụ án này cần tách vụ án đối với bị can C, để sau khi thời hạn điều tra đã hết mà vẫn không bắt được C thì cơ quan điều tra căn cứ Khoản 1 Điều 160 BLTTHS để ra quyết định tạm đình chỉ điều tra đối với C. Bởi lẽ, trong trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra chỉ tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra.
Quan điểm thứ hai cho rằng, không thể tách hành vi của C ra thành 1 vụ án riêng. Bởi vì tách như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, vì thực tế A, B và C cùng thực hiện một hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm tổ chức hoặc thực hành. Theo quan điểm này thì Cơ quan điều tra có thể ra quyết định tạm đình chỉ đối với C ngay khi kết luận điều tra với A, B vì thời hạn điều tra (không tính thời hạn gia hạn) đối với C đã hết.
Quan điểm ba thì cho rằng: Trong vụ án này, Cơ quan điều tra không cần ra quyết định tách vụ án cũng không cần ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với C. Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và chuyển hồ sơ truy tố sang Viện kiểm sát để truy tố đối với A và B. Sau khi hết thời hạn truy tố, Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với C.
Theo chúng tôi, do không thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác biện pháp tạm giam đối với A và B, nên khi hết thời hạn tạm giam đối với A và B, vụ án trên cần được tách ra để đảm bảo việc truy tố đối với A và B. Đồng thời, sau khi hết thời hạn điều tra vụ án mà vẫn không xác định được C đang ở đâu thì Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đìng chỉ vụ án theo quy định tại Điều 160 BLTTHS.

(Nguồn:Thông tin khoa học - Trường Đại học Kiểm Sát)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].