Tạm đình chỉ trong tố tụng hình sự

Tạm đình chỉ trong tố tụng hình sự là một trong những chế định quan trọng được các Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tùy theo từng giai đoạn giải quyết vụ án hình sự.

Tạm đình chỉ trong tố tụng hình sự là một trong những chế định quan trọng được các Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng tùy theo từng giai đoạn giải quyết vụ án hình sự. Trong giai đoạn điều tra vụ án, tạm đình chỉ điều tra được Cơ quan điều tra áp dụng khi có đủ các điều kiện cụ thể quy định tại Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Ngay sau khi ban hành quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định tạm đình chỉ cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can và người bị hại. Trong trường hợp có căn cứ cho rằng quyết định tạm đình chỉ của Cơ quan điều tra chưa đủ hoặc không có cơ sở pháp lý, Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ của Cơ quan điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra tiếp tục điều tra vụ án.

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (Nxb Khoa học xã hội năm 1988) thì tạm là ‘‘Trong một thời gian nào đó’’; đình chỉ là: ‘‘Ngừng lại trong một thời gian hay vĩnh viễn’’. Như vậy chúng tôi có thể nêu khái niệm tạm đình chỉ điều tra như sau: "Tạm đình điều tra là việc Cơ quan điều tra tạm dừng việc tiến hành điều tra đối với cả vụ án hoặc tạm dừng điều tra vụ án đối với từng bị can trong một thời gian nào đó khi có những căn cứ được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự’’.

So với Điều 135 Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã bổ sung thêm điều kiện được áp dụng nhằm phù hợp với thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự đó là: ‘‘Trong trường hợp đã trưng cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định mà hết thời hạn điều tra thì tạm đình chỉ điều tra’’.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 160 Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi có một trong các căn cứ sau: Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y thì có thể Tạm đình chỉ điều tra trước khi hết hạn điều tra; Trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết bị can đang ở đâu thì Tạm đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra; Trường hợp đã trưng cầu giám định, thời hạn điều tra đã hết mà chưa có kết quả giám định, trong trường hợp này việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về các trường hợp Cơ quan điều tra được áp dụng chế định tạm đình chỉ điều tra, nhưng trên thực tế hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp Cơ quan điều tra áp dụng chế định này chưa thật sự chính xác, áp dụng không đúng căn cứ làm ảnh hưởng đến thời hạn điều tra giải quyết các vụ án hình sự.

(Nguồn:ThS. Lương Hải Yến -Phòng Quản lý khoa học và Thông tin tư liệu- Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát)

Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].