Các tình tiết giảm nhẹ trong luật hình sự?

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…

Hỏi: Ngày 25/5 vừa qua, anh trai tôi và chị dâu tôi có xảy ra mâu thuẫn. Lí do là vì chị dâu tôi ngoại tình và có những hành vi hỗn láo với bố mẹ chồng, chị luôn thách thức, chửi mắng anh trai tôi vô dụng và còn nhiều hành vi khiêu khích khác trong một thời gian dài nhằm mục đích muốn li hôn với anh tôi. Anh trai tôi trong lúc xô xát với vợ, anh tôi đã vô ý đẩy chị dâu tôi ngã xuống cầu thang dẫn tới chị ta bị thương nặng phải đưa vào viện cấp cứu, do vết thương nặng nên đã không qua khỏi. Anh trai tôi đã ra đầu thú và đã bị công an bắt giữ về tội giết người. Đề nghị Luật sư tư vấn, liệu anh trai tôi có được hưởng tình tiết giảm nhẹ nào không? (Tuấn Anh - Tuyên Quang)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền -Tổ tư vấn pháp luật hình sự công ty luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009) quy định như sau:

“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra; e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra; g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức; k) Phạm tội do lạc hậu; l) Người phạm tội là phụ nữ có thai; m) Người phạm tội là người già; n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; o) Người phạm tội tự thú; p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm; r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội; s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác. 2. Khi quyết định hình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. 3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt". (khoản 1 Điều 46)

Như vậy: anh trai của anh (chị) sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ thuộc điểm o, khoản 1 Điều 46 (Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009) do anh trai anh (chị) đã ra đầu thú, ngoài ra anh trai của anh(chị) còn có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ thuộc điểm p, khoản 1 Điều 46 (Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009) khi khai báo thành khẩn với cơ quan điều tra. Khi quyết định hình phạt, Tòa án cũng có thể coi một số tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ cho anh trai của anh (chị).

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.