Công ước Lahay 1970 và Môntrêan 1971

Công ước Lahay 1070 và công ước Môntrêan 1971 cùng chung áp dụng để xác định thẩm quyền tài phán.

Công ước Lahay 1970 và Môntrêan 1971 đều có các quy định tương tự về phân định thẩm quyền tài phán đối với các hành vi tội phạm thuộc đối tượng điều chỉnh của mình.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Cách xác định thẩm quyền tài phán trong hai công ước

Điều 4 Công ước Lahay và Điều 5 Công ước Môntrêan quy định các quốc gia thành viên sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền tài phán của nước mình trong các trường hợp:

- Hành vi tội phạm được thực hiện trên phương tiện bay của quốc gia đăng tịch phương tiện bay này;

- Khi phương tiện bay nơi hành vi tội phạm được thực hiện, hạ cánh trên lãnh thổ nước mình cùng với nghi phạm ở trên phương tiên bay đó;

- Khi hành vi tội phạm được thực hiện trên phương tiên bay thuê không có phi hành đoàn, nơi thể nhân và pháp nhân cho thuê phương tiện bay có trụ sở chính hoặc thường trú ở quốc gia đó.

Các nguyên tắc quốc tịch phương tiện bay, nguyên tắc lành thổ và nguyên tắc nơi có trụ sở là các cơ sở pháp lý mà hai công ước Lahay, Môntrêan cùng chung áp dụng để xác định thẩm quyền tài phán đối với các vụ việc hình sự hàng không thuộc thẩm quyền điều chỉnh của các công ước này.

Tuy nhiên, nội dung pháp lý của các nguyên tắc phân định thẩm quyền nêu trên có sự thay đổi so với nội dung truyền thống, có sự biến đổi nhằm đảm bảo hiệu quả trừng phạt đối với các hành vi tội phạm trong, môi trường không gian, nơi các hoạt động hàng không được thực hiện.

Quyền áp dụng các biện pháp cần thiết trong Công ước Môntrêan 1971

Ngoài ra, Công ước Môntrêan 1971 còn quy định giành cho các thành viên có quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để xác định thẩm quyền xét xử của mình khi hành vi tội phạm được thực hin trên lãnh thổ quốc gia đó.

Khác với Công ước Tôkyô là không ghi nhận nguyên tắc phổ cập trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối vi các cá nhân tội phạm hàng không.

Nội dung quy định công ưc Lahay và Môntrêan

Hai công ưc Lahay và Môntrêan đã khẳng định nguyên tắc này trong nội dung quy định của mình.

Theo đó, các quốc gia thành viên có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp thích hợp để xác lập thẩm quyền tài phán của mình đối với các cá nhân tội phạm hàng không.

Nếu trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên này nghi phạm đang có mặt và không bị dẫn độ cho quốc gia hữu quan khác để tiến hành xét xử theo thẩm quyền đã được xác định.

Công ưc Lahay và Môntrêan và nguyên tắc thẩm quyền phổ cập

Nguyên tắc thẩm quyền phổ cập ở đây được sử dụng với nội dùng pháp lý không hoàn toàn tương tự như nội dung truyền thống của nguyên tắc này.

Thực tiễn hoạt động hàng không quốc tế đã bắt buộc phải có sự biến đổi thích hợp nội dung nguyên tắc thẩm quyền phổ cập nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả tuyệt đối trong lĩnh vực đảm bảo an ninh hàng không quốc tế.

Sự khác nhau của hai công ước Lahay và Môntrêan

Tuy nhiên, phạm vi áp dụng nguyên tắc thẩm quyền phổ cập là không giống nhau theo quy định chung của 2 công ước.

Công ước Lahay 1970 quy định áp dụng nguyên tắc này đối với tất cả các loại hình lội phạm hàng không thuộc phạm vi điều chỉnh Công ước.

Còn Công ước Môntrêan 1971 chỉ cho phép áp dụng nguyên tắc phổ cập đối với một shành vi tội phạm cụ thể, như: Hành vi sử dụng vũ lực, hành vi phá hoại hay phá hủy phương tiện bay, hành vi đặt, để các trang thiết bị, vật thể lên phương tiện bay nhằm mục đích phá hoại hoặc phá hủy phương tiện bay.

Xung đột về thẩm quyền

Cả 2 công ước Lahay và Môntrêan đều chấp nhn khả năng phát sinh xung đột về thẩm quyền trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia.

Điều này đã có tác động làm giảm hiệu quả tích cực trong vấn đề đảm bảo an ninh hàng không quốc tế của các quốc gia, cụ thể trong lĩnh vực đấu tranh với các hành vi can thiệp bất hợp pháp trong lưu thông hàng không quốc tế.

Kết luận

Với các nguyên tắc phân định thẩm quyền tài phán được quy đnh, 2 công ước Lahay và Môntrêan vẫn đảm bảo thẩm quyền xét xử hình sự được quy định phù hợp với pháp luật trong nước của các quốc gia thành viên.

Mặt khác, việc áp dụng các nguyên tắc xác lập thẩm quyền tài phán được ghi nhận trong 2 công ước không loại trừ khả năng sử dụng các quy định của luật trong nước ấn định thẩm quyền xét xử đối với các hành vi tội phạm hàng không.

Hạn chế cơ bản của các công ước quốc tế về an ninh hàng không trong lĩnh vực xác lập thẩm quyền tài phán hình sự là không có quy định cụ thể giải quyết xung đột pháp luật về thẩm quyền.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].