Dẫn độ tội phạm: các nguyên tắc pháp lý

Trong luật hình sự quốc tế đã xây dựng nên hệ thống các nguyên tắc pháp lý có tính chỉ đạo trong toàn bộ lộ trình thực hiện các hoạt đông dẫn độ. Các nguyên tắc này ở mức độ xác định còn điều chỉnh trực tiếp các vấn đề pháp lý có liên quan đến dẫn độ tội phạm.

Việc dẫn độ tội phạm diễn ra giữa hai nước khi có yêu cầu và được đồng ý, vậy có những nguyên tắc pháp lý cần được tuân theo.

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, dẫn độ tội phạm là gì?

Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. (Theo khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007)

Thứ hai, các nguyên tắc pháp lý về dẫn độ:

(i) Nguyên tắc có đi có lại:

Đây là nguyên tắc pháp lý quan trọng thể hiện sự bình đẳng và tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế. Nội dung của nguyên tắc này quy định: quốc gia được yêu cầu dẫn độ chỉ tiến hành các hoạt động dẫn độ tội phạm, nếu nhận được sự bảo đảm chắc chắn từ phía quốc gia yêu cầu rằng trong trường hợp dẫn độ tương tự phát sinh thì quốc gia này cũng sẽ đảm bảo chắc chắn trong thực tế sẽ thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia đối tác hữu quan theo yêu cầu của quốc gia này.

Trong thực tiễn, dựa trên nguyên tắc có đi có lại, các quốc gia thường xử sự theo một trong hai cách thức sau đây khi nhận được yêu cầu dẫn độ của nước ngoài:

+ Quốc gia được yêu cầu tự nguyện hạn chế chủ quyền của mình và thực hiện dẫn độ tội phạm cho quốc gia yêu cầu, nếu như không có các hoàn cảnh đặc biệt loại bỏ việc dẫn độ này;

+ Dựa trên cơ sờ giải thích vế chủ quyền quốc gia, quốc gia được yêu cầu từ chối dẫn độ và đồng thời cho phép cá nhân tội phạm được quyền cư trú trên lãnh thổ nước mình. Nhìn chung đa số thái độ xử sự như vậy của quốc gia bị tác động, chi phối bởi các yếu tố và hoàn cảnh chính trị quốc tế, nhất là trong thời kỳ chiêh tranh lạnh giữa hai hệ thống khác nhau về chế độ chính trị - kinh tế.(ii) Nguyên tắc định danh tội phạm kép:

Trong các đạo luật quốc gia cũng như văn bản pháp lý quốc tế đều ghi nhận nguyên tắc định danh kép tội phạm như là điều kiện tiên quyết để tiến hành dẫn độ tội phạm. Theo quy định của nguyên tắc này chỉ dẫn độ tội phạm khi hành vi do người bị dẫn độ thực hiện được định danh là hành vi tội phạm theo quy định hiện hành của pháp luật hai quốc gia có liên quan (quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ), đồng thời hành vi tội phạm phải được định án ở mức trừng phạt cụ ‘thể được xác định theo ý chí của các quốc gia hữu quan và được ghi nhận trong luật pháp nước mình, hoặc được các nước này thoả thuận nhất trí và được mìnhquy định trong điều ước quốc tế hữu quan giữa các quốc gia. Nếu mức án thấp hơn mức án được quy định ưong luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế, thì quốc gia được yêu cầu đẫn độ có quyền từ chối dẫn độ.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

(ii) Nguyên tắc không dẩn đồ tội phạm chính trị:

Ở thế kỷ XVI trở về trước, Trong việc áp dụng nguyên tắc không dẫn độ tội phạm chính trị, luật quốc tế có quy định ngoại lệ của nguyên tắc này: Thủ phạm giết hại nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ hoặc các nhà lãnh đạo cao cấp khác của quốc gia không được hưởng quyền không bị dẫn độ sau khi đã thực hiện hành vi tội phạm. Ngoại lệ này đảm bảo những cá nhân phạm tội nguy hiểm đe dọa sự ổn định của quốc gia phải gánh chịu sự trừng phạt công minh của pháp luật.

Việc dẫn độ tội phạm chính trị là điều đương nhiên được thực hiện. Sau khi hiến pháp 1793 của Pháp ra đời, quy định này đã bị thay đổi khi hiến pháp 1793 đã cho phép người nước ngoài bị truy nã vì hoạt động cho “sự nghiệp tự do” được quyền cư trú. Hiện nay, quyền cư trú chính trị là quy phạm đã được công nhận chung của luật quốc tế cũng như luật quốc gia, việc dẫn độ người bị truy nã vì lý do chính trị là không được phép. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có ngoại lệ, đó là tội phạm khủng bố không được quyền cư trú chính trị.

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]