Dẫn độ tội phạm được quy định thế nào?

Dẫn độ tội phạm là một trong các nội dung chủ yếu của hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống các hoạt động tội phạm đang ngày càng gia tăng. Đây là hình thức giúp đỡ pháp lý trong việc thực hiên thẩm quyền xét xử hình sự quốc gia.

Việc dẫn độ tội phạm dựa trên cơ sở pháp lý nào, dưới đây chúng ta cùng phân tích.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, dẫn độ tội phạm là gì?

"Dẫn độ là một hình thức hợp tác tương trợ tư pháp giữa các nước. Theo đó nước được yêu cầu sẽ bắt giữ và chuyển giao người đã thực hiện hành vi phạm tội hoặc người đã bị Tòa án của nước yêu cầu kết án bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật cho nước yêu cầu để nước này truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt. (Theo khoản 1 Điều 32 Luật tương trợ tư pháp 2007)"

Thứ hai, cơ sở pháp lý để dẫn độ tội phạm

Dẫn độ tội phạm được tiến hành giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cẩu dẫn độ. Toàn bộ quá trình thực hiện hoạt động pháp lý này được các quốc gia hữu quan thực thi dựa trên các cơ sở pháp lý sau đây:

- Pháp luật trong nước của các quốc gia, hoặc

- Các điểu ưóc quốc tế song phương vê tương trợ tư pháp, hay

- Các điều ước quốc tế đa phương về chống các loại tội phạm có tính chất quốc tế.

Như trên đã đề cập, dẫn độ tội phạm là quyền chứ không phải nghĩa vụ pháp lý quốc tế của quốc gia. Dựa trên cơ sở quyền lực tối cao của mình đối với lãnh thổ, quốc gia có toàn quyền quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội đang ở trên lành thổ nước mình dựa trên cơ sở các quy định hiện hành cùa pháp luật quốc gia hoặc tự mình quyết định có dẫn độ tội phạm hay không cho quốc gia yêu cầu dản độ. Việc dẫn độ trong trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào quyền lực của quốc gia xuất phát từ chủ quyền lãnh thổ cùa mình, dựa trên cơ sở pháp lý là luật quốc gia và được thực hiện trong trường hợp không có điều ước quốc tế hữu quan về dản độ giữa các quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu dẫn độ. Trong khoa học luật hình sự quốc tế trường hợp này được gọi là “Dần độ tội phạm không có điều ước quốc tế”. Khi đó dẫn độ tội phạm là quyền pháp lý quốc tế của quốc gia. Nghĩa vụ dẫn độ tội phạm với tính chất là nghĩa vụ pháp lý quốc tế chỉ phát sinh khi giữa các quốc gia có liên quan tồn tại điều ước quốc tế tương ứng quy định các điều kiện cụ thể cho pháp dẫn độ.

Việc dẫn độ chỉ được tiến hành dựa trên cơ sở của sự tôn trọng điều kiện có đi có lại. Điều kiện này xác định thái độ xử sự của các quốc gia phải thống nhất theo trật tự: Nếu quốc gia này đáp ứng yêu cầu về dẫn độ cho quốc gia kia, thì quốc gia được đáp ứng phải có nghĩa vụ xử sự như vậy trong trường hợp quốc gia đối tác của mình có yêu cầu tương tự (yêu cầu về dẫn độ tội phạm).

Trong số các điều khoản về tương trợ tư pháp hình sự, vấn đề dẫn độ tội phạm đã được đặc biệt quan tâm và điều chỉnh rất cụ thể, rõ ràng đảm bảo sự minh bạch trong quá trình thực hiên, bởi vì vấn đề dẫn độ tội phạm đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề cực kỳ nhạy cảm đối với sự ổn định trật tự xã hội và an ninh quốc gia của mỗi nước trong cộng đồng quốc tế. Cùng với điều ước song phương về tương trợ tư pháp còn có điều ước quốc tế song phương chuyên môn về dẫn độ tội phạm, phạm vi điều chỉnh của loại điều ước này chỉ bao gồm các vấn đề pháp lý của dẫn độ tội phạm phải bị dẫn độ trong quan hệ giữa hai quốc gia thành viên.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ ba, phương thức thực hiện dẫn độ tội phạm

Qua nghiên cứu các quy định về dẫn độ tội phạm trong luật hình sự quốc tế, có thể đi đến kết luận rằng: nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện dẫn độ tội phạm, các quốc gia thường duy trì và sử dụng các phương thức sau đây:

+ Các nước thỏa thuận nhất trí một danh mục đầy đủ các loại hình tội phạm phải dẫn độ và danh mục này được ghi nhận trong các vàn bản pháp lý quốc tế hữu quan;

+ Các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn tính chất nghiêm trọng của tội phạm và mức án trừng phạt của pháp luật là điều kiện để xác định loại tội phạm để dẫn độ. Tiêu chuẩn mức án trừng phạt nghiêm khắc chỉ được áp dụng đối với bị cáo, chứ không được thực hiện đối với tù nhân sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật;

+ Các quốc gia sử dụng phương thức hỗn hợp bao gồm cả hai phương thức trên, nghĩa là trong điều ước quốc tế cũng như trong luật quốc gia đồng thời ghi nhận cả danh mục tội phạm bị dẫn độ cũng như tiêu chí tính chất nghiêm trọng của tội phạm và mức án trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật

Khuyến nghị của công ty Luật Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected]