Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý: Là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khác ép buộc người khác sử dụng chất ma tuý trái với ý muốn của họ.
Điều 200 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý như sau: “1. Người nào cưỡng bức hoặc lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội nhiều lần; c) Vì động cơ đê hèn; d) Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 tuổi trở lên; đ) Đối với phụ nữ mà biết là đang có thai; e) Đối với nhiều người; g) Đối với người đang cai nghiện; h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác; k) Tái phạm nguy hiểm. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm : a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc gây chết người; b) Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người; c) Đối với trẻ em dưới 13 tuổi. 4. Phạm tội trong trường hợp gây chết nhiều người hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng”.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7): 1900 6198
1. Khách thể của tội phạm
Bằng hành vi cưỡng ép người khác sử dung trái phép chất ma tuý, người phạm tội đã trực tiếp xâm phạm đến quyền tự do và sức khoẻ của con người, đến chế độ quản lí chất ma tuý của Nhà nước và đến trật tự công cộng. Như vậy người có hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý xâm hại trực tiếp đến chế độ quản lí chất ma tuý của Nhà nước, sức khoẻ con người và trật tự công cộng.
2. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.
3. Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm có hai hành vi:
-Hành vi cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma tuý: Là hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khác ép buộc người khác sử dụng chất ma tuý trái với ý muốn của họ. Kết quả của hành vi cưỡng bức là việc người khác đã sử dụng chất ma tuý trái với ý muốn của mình.
-Hành vi lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý. Đây là hành vi tác động đến người khác để người này tự nguyện sử dụng chất ma tuý. Hành vi lôi kéo có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như thuyết phục, dụ dỗ, rủ rê,…. Do bị tác động, lôi kéo mà người bị lôi kéo từ chỗ ban đầu không có ý muốn sử dụng chất ma tuý đã đi đến tự nguyện sử dụng chất ma tuý.
Hành vi khách quan của tội này chỉ có thể ở dạng hành động. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi khách quan kể trên.
4. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.
Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
- Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
- E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].
Bình luận