Đồng phạm được quy định như thế nào?

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Hỏi: Thế nào là đồng phạm? Dụ dỗ thực hiện hành vi phạm tội có bị coi là đồng phạm hay không? (Nguyễn Tâm – Hà Nội).

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nghiêm Thị Hà Phương - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh/chị hỏi, tôi xin trích dẫn quy định của Luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 (LHS) như sau:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. 2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. 3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. 4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” (Điều 17).

Khái niệm đồng phạm được quy định tại khoản 1 Điều 17 LHS. Người có hành vi dụ dỗ (còn được coi là người xúi giục) cũng bị coi là đồng phạm, được quy định tại khoản 3 Điều này.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.