Đốt pháo dịp tết có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hỏi: Tôi được biết nhà nước cấm đốt pháo nhưng những ngày giáp tết này thanh niên trong làng tôi tụ tập đốt pháo rất nhiều. Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? (Nguyễn Doanh - Hải Dương)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật Everest - trả lời:

Việc sử dụng các chất pháo nổ mà không được sự cho phép của cơ quan nhà nước là vi phạm pháp luật. Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình như sau:
"2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền; b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép".

Mặt khác, theo Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC về Hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo ngày 25 tháng 12 năm 2008 thì nếu đốt pháo ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người, đốt pháp nổ ném ra đường, ném vào người khác; đốt pháo gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác; đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1kg đến dưới 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo; Đốt pháo nổ với số lượng dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm... sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2009 như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách; b) Có tổ chức; c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; d) Xúi giục người khác gây rối; đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; e) Tái phạm nguy hiểm.”

Ngoài ra, nếu việc đốt pháo nếu gây ra các hậu quả khác như làm cháy nhà người khác, hoặc gây thương tích cho người khác thì người có hành vi vi phạm ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tộ Gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác, tương xứng với hậu quả do hành vi đốt pháo gây ra.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.