Nguyên tắc an ninh quốc gia trong phân định thẩm quyền luật hình sự quốc tế

Trong khoa học luật hình sự quốc tế đã hình thành nguyên tắc an ninh quốc gia trong lĩnh vực phân định thẩm quyền tài phán hình sự.

Nguyên tắc này ghi nhận và cho phép quốc gia có thẩm quyền xét xử nếu các hành vi tội phạm được thực hiện gây phương hại cho an ninh.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Khái niệm nguyên tắc an ninh quốc gia

Trong khoa học luật hình sự quốc tế đã hình thành nguyên tắc an ninh quốc gia trong lĩnh vực phân định thẩm quyền tài phán hình sự. Nguyên tắc này ghi nhận và cho phép quốc gia có thẩm quyền xét xử nếu các hành vi tội phạm được thực hiện gây phương hại cho an ninh, nền độc lập hoặc toàn vẹn của quốc gia này.

Như các hành vi hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính phủ, các hoạt động gián điệp, làm tiền giả, âm mưu phá hoại các quy định điều chỉnh nhập cảnh của quốc gia...

Nội dung nguyên tắc

Nguyên tắc an ninh quốc gia đảm bảo giành cho quốc gia khả năng truy tố và xét xử các lội phạm chống lại quyền và lợi ích cơ bản của quốc gia.

Trong trường hợp sử dụng nguyên tắc phân định thẩm quyền tài phán này, các tiêu chuẩn địa điểm thực hiện hành vi tội phạm cũng như tiêu chuẩn quốc tịch của thủ phạm hoặc người bị hại không được quan tâm từ góc độ quốc gia bị xâm hại.

Quốc gia này có quyền xét xử đối với tội phạm kể cả khi hành vi tội phạm do người nước ngoài thực hiện ở nước ngoài, nhưng vi phạm nghiêm trọng và gây thiệt hại cho an ninh quốc gia.

Thực tế áp dụng nguyên tắc an ninh quốc gia của các nước

Trong thực tế, có nhiều quốc gia đã áp dụng quá mức; nguyên tắc này, mở rộng các trường hợp áp dụng và tạo ra sự lo ngại trong cộng đồng quốc tế vì sự lạm dụng nguyên tắc an ninh quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Các quốc gia xuất phát từ lợi ích của mình đã có sự giải thích quá rộng khái niệm “an ninh” hoặc “quyền lợi sống còn” và qua đó mở rộng phạm vi thẩm quyền tài phán của nước mình. Tạo ra sự va chạm, xung đột trong quan hê giữa các quốc gia.

Tuy vậy, cơ sở lý luận cũng như thực tiễn bảo vệ nguyên tắc này tồn tại ưong luật Hình sự Quốc tế là sự khẳng định: nguyên tắc an ninh quốc gia là sự cần thiết tất yếu để bảo vệ quốc gia trước hành vi bất hợp pháp của người nước ngoài, khi các hành vi này không được coi là bất hợp pháp tại quốc gia nơi nó được thực hiện.

Trong thực tiễn quốc tế

Trong thực tiễn quốc tế, nguyên tắc an ninh quốc gia đã được Ixrael viện dẫn trong trường hợp vụ án chống lại tội phạm chiến tranh Đức quốc xã Eichmann- kẻ đã bị buộc tội là thủ phạm gây ra cái chết tàn khốc cho nhiều người Do Thái trong thế chiến thứ II.

Ixrael đã viện dẫn nguyên tắc này trong mối quan hệ kết hợp với nguyên tắc phổ cập trong việc khẳng định thẩm quyền tài phán của mình.

Thời gian gần đây, phán quyết tử hình do Iran đưa ra giành cho nhà thơ người Anh gốc Ân Độ Salman Ruahdie vào ngày 14/02/1989 cũng được viện dẫn dựa trên nguyên tắc an ninh quốc gia.

Với lý do tác phẩm “Những vần thơ của quỷ Satăng” cùa nhà văn này đã “nhạo báng” đạo Hồi.

Điều này đã gây ra sự phẫn nộ ghê gớm của một bộ phận thế giới Hồi giáo đến mức sự an toàn tính mạng của nhà văn bị đe dọa, cảnh sát Anh phải thiết lập một hệ thống bảo vệ riêng cho nhà văn tại nhà riêng ở Anh.

Với thực tiễn đa dạng và phức tạp như vậy, việc xác định hành vi tội phạm có chống lại an ninh quốc gia hay không và mức độ xâm hại là như thế nào, có cần sự phát sinh hậu quả của hành vi hay không là vấn đề lý luận cần làm sáng tỏ trong khoa học luật quốc tế để hạn chế với mức tối đa sự lạm dụng nguyên tắc này trong quan hệ quốc tế đầy nhạy cảm.

Nguyên tắc an ninh quốc gia ít được sử dụng hơn

Xuất phát từ thực tiễn của đời sống quốc tế, điều may mắn là nguyên tắc an ninh quốc gia ít được sử dụng hơn so với các nguyên tắc pháp lý khác trong phân định thẩm quyền tài phán hình sự quốc tế.

Trong lý luận luật hình sự sự quốc tế, nguyên tắc an ninh quốc gia còn được gọi tên là nguyên tắc bảo hộ (Protective principle). Do vậy khi nghiên cứu, chúng ta không được nhầm lẫn khái niệm pháp lý cùa nguyên tắc này với nội dung pháp lý của thuật ngữ “bảo hộ ngoại giao”.

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau về nội dung, bảo hộ ngoại giao thường liên quan đến các quyền của quốc gia được phép thực hiên về mặt ngoại giao nhằm mục đích bảo đảm và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công dân nước mình tại nước ngoài.

Hoặc quyền đưa ra các yêu cầu quốc tố thay mặt cho công dân nước mình đối với quốc gia khác, khi quyền lợi và lợi ích của các công dân này bị xâm hại bất hợp pháp.

Ý nghĩa của an ninh quốc gia

An ninh quốc gia là vấn đề được các nước hết sức quan tâm và bảo vệ bởi vì sự ổn định trật tự công cộng quốc gia cũng như khủng hoảng chính trường của mỗi nước vì những lý do, nguyên nhân khác nhau.

Đều có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong cũng như các quyền lợi và lợi ích sống còn của mỗi nước, đến uy tín và vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].