Nhập vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo Luật Tố tụng hình sự

Trường hợp vụ án có tính liên quan nhưng nếu nhập vụ án có thể gây khó khăn cho hoạt động điều tra thì không nhất thiết phải ra quyết định nhập vụ án.

Tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (BLTTHS) có quy định: "Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 313 và Điều 314 của Bộ luật hình sự". Thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, còn nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau như: trường hợp nào thì tiến hành nhập vụ án, trường hợp nào thì không nhập.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Ví dụ 1: A và B cùng thực hiện hành vi “phá huỷ công trình quan trọng về an ninh quốc gia” để lấy tài sản đem bán cho C. A và B bị khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “phá huỷ công trình quan trọng về an ninh quốc gia” được quy định tại khoản 1 Điều 231 Bộ luật hình sự (BLHS) và bị áp dụng biện pháp tạm giam 4 tháng để điều tra. Trước khi hết hạn thời hạn điều tra và thời hạn tạm giam 10 ngày, Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với C về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” theo quy định tại khoản 1 Điều 250 BLHS. Đồng thời, Cơ quan điều tra ra quyết định nhập hai vụ án nêu trên để tiến hành điều tra; thời hạn điều tra vụ án sau khi đã nhập được tính theo tội “phá huỷ công trình quan trọng về an ninh quốc gia” có trừ đi thời gian đã điều tra trước đó. Nghia xlà thưòi hạn điều tra sau khi nhập vụ án là còn 10 ngày. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vụ án này.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: việc nhập vụ án nêu trên của Cơ quan điều tra là đúng pháp luật và trường hợp trên không thể xử lý độc lập. Bởi lẽ, tính liên quan ở các hành vi của hai vụ án nêu trên là chặt chẽ, khăng khít, nối tiếp nhau về mặt thời gian và không gian. Nếu giải quyết độc lập hai vụ án sẽ gây khó khăn, phức tạp trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Do đó, mặc dù thời hạn điều tra chỉ còn 10 ngày, nhưng vụ án vẫn phải được nhập để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật.

Quan điểm thứ hai thì cho rằng: Quyết định nhập vụ án nêu trên của cơ quan điều tra là trái pháp luật. Bởi vì, theo quy định tại Khoản 1 Điều 117 BLTTHS thì chỉ nhập được nhập vụ án khi cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 313 và Điều 314 của BLHS. Trong trường hợp này, từng bị can bị can A, B và C không phạm nhiều tội; C bị khởi tố về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” là độc lập với tội mà cơ quan điều tra đã khởi tố trước đó với A và B. Trường hợp C phạm vào tội độc lập thì chỉ nhập vụ án khi C phạm tội “che giấu tội phạm” hoặc “không tố giác tội phạm” quy định tại Điều 313, 314 BLHS. Mặt khác, sau khi nịâp vụ án thì hạn điều tra chỉ còn 10 ngày, gây khó khăn, ảnh hưởng đến việc điều tra về tội mà C bị khởi tố. Do đó, không thể nhập vụ án trong trường hợp này.

Theo chúng tôi, quy định về việc nhập vụ án tại Điều 117 BLTTHS là quy phạm tuỳ nghi, không có tính chất bắt buộc nên không có trường hợp bắt buộc phải nhập vụ án để tiến hành điều tra. Mục đích của việc nhập vụ án là để thuận lời cho việc giải quyết các vụ án. Trường hợp vụ án có tính liên quan nhưng nếu nhập vụ án có thể gây khó khăn cho hoạt động điều tra thì không nhất thiết phải ra quyết định nhập vụ án

(Nguồn:Thạc sỹ Nguyễn Trọng Nghĩa - Viện KSQS khu vực 22 – Quân khu 2)


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail:[email protected].