Tham gia trộm cắp tài sản có tổ chức nhưng tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, xử lý thế nào?

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã ...

Hỏi: Đêm ngày 25/10/2016, cháu trai tôi là T bị nhóm bạn của mình là D, H, và Q rủ rê tham gia vào kế hoạch trộm cắp xe máy LEAD của công ty K. Trong đó, D là chủ mưu có giao cho T nhiệm vụ chuẩn bị các dụng cụ phá khoá cửa và theo dõi, D phân công H thực hiện việc phá khoá, Q đưa máy đến nơi cất giấu mà D đã chuẩn bị sẵn và T thực hiện việc dắt xe máy cũng như trông chừng phía ngoài đường. Tuy nhiên, do nhận thức được hành vi sai trái của bản thân, cháu trai tôi không muốn tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp của mình nữa, nên đã bỏ về. Hôm sau, D, H và Q bị bắt giữ, có khai ra cháu trai tôi là người chuẩn bị dụng cụ phá khoá cửa. Đề nghị luật sư cho tôi biết, cháu trai tôi có phạm tội không? Nếu có thì mức án mà cháu trai tôi phải chịu là bao nhiêu? (Nguyễn Vũ Duy – Ninh Bình)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Thuỳ - Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này” (Điều 19).
“Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng” (Khoản 1, 2 Điều 138).
Như vậy, hành vi của cháu trai anh được cấu thành tội cướp thành tội trộm cắp tài sản có tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 138 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, như anh có nêu rằng cháu trai anh đã tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi phạm tội của mình do nhận thức được hành vi sai trái của bản thân. Tức là cháu trai anh đã chấm dứt hành vi phạm tội của mình ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và trường hợp này hành vi của cháu anh không đủ yếu tố cấu thành tội khác. Vì vậy cháu trai anh được miễn trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.