Thẩm quyền tài phán của tòa án hình sự quốc tế La Haye

Tòa án hình sự quốc tế Halay thành lập theo đề nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc. có trụ sở tại Lahay và chính thức hoạt động từ 01/7/2003, tòa án có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược.

Tòa án hình sự quốc tế Halay được thành lập theo đề nghị của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tòa án có trụ sở tại Lahay và chính thức hoạt động từ ngày 01/7/2003.Theo Quy chế, Tòa án hình sự quốc tế thường trực có thẩm quyền tài phán đối với các tội phạm diệt chủng, tội phạm chống loài người, tội phạm chiến tranh và tội xâm lược. Đây là nhóm tội phạm quốc tế nghiêm trọng nhất gây sự lo ngại của cả cộng đồng quốc tế.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, quyền tài phán của tòa án quốc tế với tội diệt chủng:


Quy chế tòa án hình sự quốc tế quy định
“Trong Quy chế này, “diệt chủng” là một trong các hành vi sau được thực hiện nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo như:
1. Giết các thành viên của nhóm;
2. Gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm;
3. Cố ý bắt nhóm phải chịu các điều kiện sống dẫn đến hủy diệt về mặt thể chất toàn bộ hoặc một bộ phận của nhóm;
4. Áp đặt các biện pháp triệt sản đối với nhóm;
5. Cưỡng ép chuyển trẻ em của nhóm này sang nhóm khác.”
Các hành vi diệt chủng nêu trên thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án hình sự quốc tế.

Thứ hai, quyền tài phán của tòa án quốc tế với tội chống loài người:

Theo định nghĩa trong Quy chế, hành vi tội phạm chống loài người là hành vi được thực hiện với tính chất là một phần của hành động tấn công có quy mô lớn hoặc có hệ thống nhằm vào dân thường một cách cố ý như: giết người, huỷ diệt, bắt người khác làm nộ lệ, trục xuất hoặc cưỡng bức di dân, tra tấn , hiếp dâm, bắt là nô lệ tình dục, tước đoạt tự do thân thể, vi phạm nghiêm trọng các quy định cơ bản của luật quốc tế, ngược đãi các nhóm hoặc tập thể người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, giới tính, vãn hóa..., cưỡng bức đưa người đi biệt tích, tội phân biệt chủng tộc và các hành vi phi nhân tính khác như cố ý gây thương tích nghiêm trọng cho thân thể hoặc tổn hại tâm lý và thể chất.

Thứ ba, quyền tài phán của tòa án quốc tế với tội phạm chiến tranh:

Tội phạm chiến tranh làcác hành vi vi phạm nghiêm trọng các Công ước Giơnevơ năm 1949, cụ thể là các hành vi chống lại con người hay tài sản được bảo hộ theo các quy định trong các công ước này như: giết người, tra tấn hoặc đối xử vô nhân đạo, cố ý gây đau đớn hoặc thương tích nặng cho thân thể, hủy hoại trên diện rộng hoặc chiếm đoạt tài sản một cách bất hợp pháp...

Bên cạnh các hành vi tội phạm chiến tranh nêu trên, Quy chế Tòa án hình sự quốc tế còn quy định các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật lệ và tập quán quốc tế được áp dụng trong xung đột vũ trang quốc tế cũng là hành vi tội phạm chiến tranh và thuộc thẩm quyền xét xử của Toà, ví dụ như: cố ý tấn công vào dân thường, các mục tiêu dân sự; tấn công, ném bom bằng bất cứ phương tiện gì vào thành phố, làng mạc, nhà cửa; giết hại hoặc làm bị thương tù binh...

Đối với các cuộc xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế, các hành vi bạo lực đối với con người, xúc phạm nhân phẩm, bắt làm con tin, hành vi tuyên án và thi hành án không có sự tôn trọng các thủ tục tố tụng công bằng và được thừa nhận chung cũng đều chịu sự xét xử của Tòa án hình sự quốc tế. Tuy nhiên, thắm quyền này không bao trùm lên các hành vi gây rối, hành vi xảy ra cá biệt, riêng lẻ hoặc các hành vi tương tự khấc phát sinh trong bối cảnh căng thẳng và bất ổn mang tính quốc gia.

Nhìn chung, tội phạm chiến tranh trong xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế cũng tương tự như đối với số tội phạm chiến tranh trong các cuộc xung đột vũ trang không man g tính chất quốc tế đều chịu sự xét xử của Tòa án hình sự quốc tế.

Thứ tư, quyền tài phán của tòa án quốc tế với tội xâm lược:

Tòa án hình sự quốc tế có quyền tài phán đối với tội xâm lược tuy nhiên việc thực thi quyền tài phán xét xử các tội phạm xâm lược là rất khó khăn


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].