Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự

Thủ tục rút gọn là một trong những thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự.

Khi áp dụng thủ tục rút gọn sẽ rút gắn được đáng kể thời hạn điều tra, truy tố và xét xử nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về xử lý tội phạm, góp phần thiết thực vào cuộc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm nói chung. Thủ tục rút gọn đã xác lập cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết nhanh chóng một số lượng lớn các vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ đơn giản, rõ ràng, việc điều tra, truy tố xét xử không mất nhiều thời gian mà từ trước tới nay vẫn được giải quyết theo thủ tục thông thường, góp phần hạn chế lượng án tồn đọng hàng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương.

- Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn: Về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự
thì: Thủ tục rút gọn đối với việc điều tra, truy tố và xét xử sơ thẩm được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này. Như vậy, thủ tục rút gọn chỉ áp dụng giới hạn trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và chỉ áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm.


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

- Về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy định tại Điều 319 Bộ luật tố tụng hình sự thì thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

+) Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang: người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt.

+) Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng: nghĩa là những vấn đề cần chứng minh trong vụ án không phức tạp dễ xác định, vụ án ít bị cáo, các chứng cứ đã được thu thập tương đối đầy đủ từ đầu.

+) Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng: tội phạm đã thực hiện là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội và mức khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm đó là đến 3 năm tù.

+) Người phạm tội có căn cước lai lịch rõ ràng: căn cước, lai lịch rõ ràng giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thể làm rõ được các yếu tố về nhân thân, gia đình, mối quan hệ xã hội… của người phạm tội một cách nhanh nhất, tạo điều kiện rút ngắn thời gian trong hoạt động tố tụng.

- Thẩm quyền quyết định áp dụng thủ tục rút gọn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự thì sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn.

- Về thời hạn tố tụng trong việc áp dụng thủ tục rút gọn: đối với vụ án thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, thời hạn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử là 5 tháng 15 ngày, trong khi đó thời hạn của thủ tục rút gọn chỉ là 30 ngày. Trong đó, thời hạn điều tra là 12 ngày, thời hạn truy tố là 4 ngày, thời hạn xét xử là 14 ngày.

Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Tố tụng Hình sự biện pháp bắt buộc chữa bệnh được thực hiện ở một cơ sở chuyên khoa y tế do Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:

  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected].