Tội chống mệnh lệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015

Người phạm tội có thể bằng lời nói, bằng hành động công khai thể hiện việc chống mệnh lệnh của mình hoặc không công khai nhưng cố tình không thực hiện nhiệm vụ mặc dù không có trở ngại gì.

Chống mệnh lệnh là hành vi hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của đơn vị, đến quan hệ chỉ huy - phục tùng của Quân đội.

Tội chống mệnh lệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý tội chống mệnh lệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015

" 1. Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Dùng vũ lực;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

............

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.


Khái niệmtội chống mệnh lệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015

Tội chống mệnh lệnh là hành vi từ chối mệnh lệnh hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền trong quân đội nhân dân dưới mọi hình thức, đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.


Dấu hiệu pháp lý củatội chống mệnh lệnh trong Bộ luật hình sự năm 2015

Khách thểtội chống mệnh lệnh

Tội chống mệnh lệnh xâm phạm đến quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội. Điều lệnh quản lý bộ đọi quy định "quân nhân thuộc quyền phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh của thủ trưởng".


Mặt khách quantội chống mệnh lệnh

Biểu hiện của tội chống mệnh lệnh thường thể hiện dưới 2 dạng hành vi: công khai từ chối hoặc cố tình không thực hiện mệnh lệnh. Người phạm tội có thể chống một phần hoặc toàn bộ mệnh lệnh của người chỉ huy.

Người phạm tội công khai từ chối hoặc có hành vi cố tình không thực hiện mệnh lệnh.

Người phạm tội có thể bằng lời nói, bằng hành động công khai thể hiện việc chống mệnh lệnh của mình hoặc không công khai nhưng cố tình không thực hiện nhiệm vụ mặc dù không có trở ngại gì. Hoặc có các hành vi lôi kéo người khác không thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, thậm chí dùng vũ lực ép buộc người khác tham gia, dùng vũ lực trực tiếp đối với người đưa ra mệnh lệnh. Trong trường hợp cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người chống mệnh lệnh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm độc lập đó.

Mệnh lệnh có thể bị chống một phần hay toàn bộ. Tuy nhiên, mệnh lệnh đó phải là mệnh lệnh hợp pháp của người chỉ huy có thẩm quyền.

Nếu mệnh lệnh rõ ràng là trái pháp luật và người nhận lệnh thi hành cũng nhận thức được điều đó mà vẫn thực hiện thì cả người ra mệnh lệnh và người thực hiện mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về vi phạm của mình.


Mặt chủ quantội chống mệnh lệnh

Tội chống mệnh lệnh được thực hiện với lỗi cố ý.


Chủ thểtội chống mệnh lệnh

Chủ thể của tội chống mệnh lệnh là những người được quy định ờ Điều 392 Bộ luật hình sự ở vị trí phục tùng, có nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc cấp trên có thẩm quyền. Đồng thời khi thực hiện tội phạm chủ thể phải là người được giao một nhiệm vụ cụ thể nhưng đã chống lại mệnh lệnh của cấp trên, không thực hiện nhiệm vụ được giao.


Về hình phạttội chống mệnh lệnh

Phạm tội theo Khoản 1 Điều 394 Bộ luật hình sự có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

Phạm tội trong trường hợp là chỉ huy hoặc sĩ quan, lôi kéo người khác phạm tội, dùng vũ lực, gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Khoản 2, Điều 394 Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, trong tình trạng khẩn cấp, gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 3, Điều 394 Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc việt nghiêm trọng quy định tại khoản 4, Điều 394 Bộ luật hình sự năm 2015 thì bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].