Tội đào ngũ trong Bộ luật hình sự

Tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời chiến.

Tội đào ngũ xâm phạm kỷ luật, chế độ nghĩa vụ quân sự, chế độ phục vụ trong quân đội và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ pháp lý của tội đào ngũ

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;b) Lôi kéo người khác phạm tội;c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:a) Trong chiến đấu;b) Trong khu vực có chiến sự;c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;d) Trong tình trạng khẩn cấp;đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” (Điều 402).


Khái niệm của tội đào ngũ

Tội đào ngũ là hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời chiến, làm suy yếu kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.


Dấu hiệu pháp lý của tội đào ngũ

Khách thể: Tội đào ngũ xâm phạm kỷ luật, chế độ nghĩa vụ quân sự, chế độ phục vụ trong quân đội và sức mạnh chiến đấu của quân đội nhân dân Việt Nam.

Mặt khách quan của tội đào ngũ: Điều 402 Bộ luật hình sự quy định đào ngũ là hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

Hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội có thể ở dạng hành động (bỏ đi khỏi đơn vị), có thể ở dạng không hành động (không đến đơn vị để thực hiện nhiệm vụ).Hành vi rời bỏ hàng ngũ quán đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc một trong ba trường hợp sau đây: (i)Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; (ii)Gây hậu quả nghiêm trọng; (iii)Trong thời chiến. (iv)Là loại tội kéo dài, tội đào ngũ hoàn thành từ thời điểm người phạm tội rời bỏ hàng ngũ quân đội và kết thúc khi bị bắt giữ hoặc đầu thú.

Mặt chủ quan: Tội đào ngũ được thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm lội nhận thức được việc rời bỏ đơn vị hoặc không có mặt ở đơn vị đê tiêp tục thực hiện nghĩa vụ và mong muôn thực hiện hành vi đó.Mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự là yếu tố bắt buộc của mặt chủ quan. Để xác định được mục đích của người phạm tội cần căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án.

Chủ thể của tội đào ngũ là những người được quy định tại Điều 392 Bộ luật hình sự năm 2015 bao gồm: (i) quân nhân tại ngũ, công nhân, viên chức quốc phòng; (ii) quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; (iii)Dân quân, tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; (iv)Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội.

Về hình phạt: Hình phạt quy định đối với tội đào ngũ là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm (Khoản 1, Điều 402 Bộ luật hình sự).

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp là chỉ huy hoặc sỹ quan, lôi kéo người khác phạm tội, mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng thì có thể bị xử phạt tù từ 02 năm đến 07 năm (Khoản 2 Điêu 402 Bộ luật hình sự).

Trường hợp phạm tội trong chiến đấu, trong khu vực có chiến sự, trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, trong tình trạng khân cấp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm (Khoản 3, Điều 402 Bộ luật hình sự).


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].