Bản án được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ pháp lý tại điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2018)

Bản án là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Căn cứ theo điều 260 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bản án quy định:

“1. Tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bản án phải có chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng xét xử...

...c) Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm.”

Ý nghĩa của bản án

Sau khi nghị án, chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử chỉnh lý lại bản án đã dự thảo theo nội dung mà hội đồng xét xử đã thảo luận và quyết định trong khi nghị án.

Bản án thể hiện kết quả xét xử của Tòa án đối với bị cáo. Các quyết định trong bản án làm phát sinh hiệu lực thi hành.

Yêu cầu đối với bản án

Bản án phải chính xác về nội dung, chặt chẽ về hình thức pháp lý.

Nội dung bản án sơ thẩm

Theo đó, bản án sơ thẩm phải ghi rõ:

Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sàn, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia tại phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ.

Số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử. Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố; tên Viện kiểm sát truy tố; hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; xử lý vật chứng.

Bản án cũng phải ghi rõ ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập.

Trong nội dung bản án sơ thẩm, phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào.

Khi phân tích các nội dung trên, bản án cần lập luận chấp nhận hay bác bỏ các quan điểm của Viện kiểm sát, người bào chữa và của người tham gia tố tụng và nhận định, kết luận quan điểm đa số của Hội đông xét xử.

Những trường hợp Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không có tội là: không có hành vi phạm tội xảy ra; hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm; hoặc không đủ chứng cứ để kết tội bị cáo.

Trong trường hợp không đủ chứng cứ để xác định bị cáo phạm tội, phải xác định rõ trong bản án là bị cáo không phạm tội, không được dùng lời lẽ làm cho người khác hiểu là bị cáo vẫn phạm tội nhưng không bị kết tội vì không thu thập được đầy đủ chứng cứ. Đồng thời, bản án phải kết luận vê việc giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc khôi phục danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của người được tuyên bố không phạm tội nhiều khi rât phức tạp vì khó bố trí lại công tác cũ hoặc cần phải thanh toán hợp lý tiền lượng và các khoản phụ cấp,,., Mặt khác, có người chưa đến mức phải bị xử lý về hình sự nhưng vẫn đáng phải xử lý về hành chính hoặc thi hành kỷ luật lao động. Vì vậy, trong bản án cần phải tùy trường hợp cụ thể mà ghi cho thích hợp.

Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của Tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án. Hậu quả pháp lý đối với bị cáo và những người tham gia tố tụng xuất phát từ phán quyết của bản án. Vì vậy, các quyết định của bản án phải cụ thể, rõ ràng, chỉ có một cách hiểu duy nhất.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Nội dung bản án phúc thẩm

Tương tự như bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm cũng phải ghi đầy đủ các thông tin về vụ án, bao gồm: Tên Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án,... như nội dung bản án sơ thẩm và kèm thêm tên của Viện kiểm sát có kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

Bên cạnh đó, bản án phúc thẩm cũng phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến phiên tòa xét xử sơ thẩm trước đó bị kháng cáo, kháng nghị như: Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định trong bản án sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị; nhận định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị; điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự và của văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đông xét xử phúc thẩm căn cứ để giải quyết vụ án.

Quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm. Khi xét xử phúc thẩm do có kháng cáo, kháng nghị quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền:

Bác đơn kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;

Hủy quyết định sơ thẩm và chuyển hồ sợ vụ án để điều tra lại hoặc xem xét lại từ giai đoạn sơ thẩm;

Hủy quyết định sơ thẩm và đồng thời đình chỉ vụ án.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].