Bàn về tội không tố giác tội phạm

Tội không tố giác tội phạm là trường hợp một người biết tội phạm đang được chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà không tố giác.

Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về không tố giác tội phạm như sau: "1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này. 2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

- Không tố giác tội phạm có những đặc điểm sau:

+ Luôn thể hiện dưới dạng không hành động như: không báo cáo với cơ quan Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền việc có hành vi đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm mà mình biết. Người không tố giác tội phạm đã cố ý không hành động mặc dù biết đây là một tội phạm.

+ Có thể thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình thực hiện tội phạm mà người kia đã hoặc đang hoặc sẽ thực hiện.

+ Chỉ cấu thành tội này theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

- Trường hợp người không tố giác tội phạm là ông bà, cha mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng người phạm tội thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội xâm phạm An ninh quốc gia hoặc các tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 314 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

- Ví dụ: A phạm tội trộm cắp tài sản nhưng giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng nên Tòa án cho hưởng án treo, tuy nhiên trong thời gian hưởng án treo A lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với giá trị tài sản lớn hơn rất nhiều và bị B phát hiện. B biết hành vi của A nhưng B không tố giác A vì không muốn A phải đi tù. Hành vi này của B đã cấu thành tội không tố giác tội phạm, B biết hành vi của A nhưng đã lựa chọn không hành động.


Quý vị tìm hiểu thêm thông tin chi tiết hoặc liên hệ với Luật sư, Luật gia của Công ty Luật TNHH Everest để yêu cầu cung cấp dịch vụ:
  1. Địa chỉ: Tầng 19 Tòa nhà Thăng Long Tower, 98 Ngụy Như Kom Tum, Thanh Xuân, Hà Nội
  2. Văn phòng giao dịch: Tầng 2, Toà nhà Ngọc Khánh, 37 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội
  3. Điện thoại: (04) 66.527.527 - Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900-6218
  4. E-mail:[email protected], hoặc E-mail: [email protected]