Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Hoạt động tố tụng hình sự phái được tiến hành trên cơ sở tôn trọng và bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhàn phẩm, tài sản của công dân. Việc hạn chế các quyền nói trên chỉ có thể được tiến hành cơ sở và trong sự phù hợp với các quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về bảo hộ quyền nhân thân của cá nhân, pháp nhân trong tố tụng hình sự
Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bảo hộ quyền nhân thân của cá nhân, pháp nhân trong tố tụng hình sự:
‘‘Mọi người có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.
Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác".
Nội dung của nguyên tắc bảo hộ quyền nhân thân của cá nhân, pháp nhân trong tố tụng hình sự
Hiến pháp nước ta quy định: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Nguyên tắc này cụ thể hóa quy định trên của Hiến pháp trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
Bảo hộ theo nội dung của nguyên tắc này là các biện pháp của nhà nước nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; uy tín, tài sản của pháp nhân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Các hành vi xâm phạm đến các giá trị trên như: sử dụng vũ khí, vũ lực ngoài trường hợp pháp luật cho phép; khám xét thu giữ tài sản một cách trái pháp luật, hành hạ, ngược đãi phạm nhân ở trại giam...
Vai trò của nguyên tắc
Nguyên tắc bảo hộ công dân trong tố tụng hình sự còn được thể hiện bởi quy định: Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác. Đây là điểm mới bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Nội dung này cụ thể hóa nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Nguyên tắc không dẫn độ công dân nước mình xuất phát từ chủ quyền toàn vẹn và tuyệt đối của quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia thường thỏa thuận nếu không dân độ công dân nước mình thì quốc gia được yêu cầu dẫn độ chuyển giao vụ việc cho cơ quan có thầm quyền nước mình để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 6 Công ước châu Âu về dẫn độ tội phạm năm 1957).
Ví dụ, một tiếp viên hàng không là công dân Việt Nam phạm tội ở nước ngoài, nhưng người này đã về Việt Nam. Trường hợp này, nếu có xét xử thì xét xử tại Việt Nam theo luật Việt Nam, tuyệt đối không giao nộp, dẫn độ công dân này cho nước ngoài để xét xử ở nước ngoài và theo luật nước ngoài.
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện nguyên tắc
Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ khi tính mạng, sức khỏe của người đó bị đe dọa, danh dự, nhân phẩm, tài sản của họ bị xâm phạm.
Đây là quy định mới của Bộ luật tố tụng hình sự quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của những người tham gia tố tụng nói trên và những người thân thích của họ.
Khuyến nghị:
- Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận