Bắt cóc con ruột có phạm tội gì không?

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

[?] Khi tôi và chồng ly hôn, tòa án đã ra phán quyết giao con trai sẽ do anh ấy chăm sóc và tôi được thường xuyên đến thăm con nhưng sau đó do mẹ chồng xúi giục nên anh ta quyết định không cho tôi gặp con nữa. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi muốn bắt con tôi đưa đến một nơi không ai biết để mẹ con tôi được sống cùng nhau thì tôi có phạm tội gì không? (Nguyễn Thanh - Thái Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Luật gia Nguyễn Sỹ Việt - Phòng tranh tụng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan đến vấn đề chị quan tâm, chúng tôi trích dẫn quy định của pháp luật như sau:

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó" (Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014).

Như vậy, việc chồng chị ngăn cản không cho chị gặp con là trái với quy định của pháp luât, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau. (Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ - CP)

Trong trường hợp này, chị có thể đến cơ quan công an yêu cầu họ giải quyết vụ việc và họ có nghĩa vụ phải giải quyết theo quy định tại Điều 41 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 như sau:
"Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân bạo lực gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình".

Trong trường hợp chị muốn bắt con đến một nơi để hai mẹ con sinh sống cùng nhau thì trường hợp này, nếu gia đình chồng chị báo công an, chị có thể bị truy tố về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi.
Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi -1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. (Điều 153 Bộ luật Hình sư 2015 sửa đổi bổ sung 2017)

Như vậy, khi con trai chị đã được giao cho chồng trực tiếp nuôi dưỡng thì chị chỉ được quyền thăm nom, chăm sóc con và không ai được có quyền làm cản trở tới việc trông nom, chăm sóc đó. Nếu chị có hành vi bắt con đi một nơi khác sinh sống, không có sự đồng ý của chồng chị thì rất có thể chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vềTội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi với khung hình phạt từ 3 đến 7 năm.
Trường hợp chồng chị không cho chị thực hiện quyền thăm nom con mình thì chị có quyền báo công an hoặc gửi đơn khiếu nại lên tòa án yêu cầu được thực hiện quyền thăm nom của mình.

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].