Nguồn chứng cứ tuy chưa văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể như thế nào nhưng được quy định tại Khoản 1, Điều 87 của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Nguồn chứng cứ là những gì có thật chứa đựng chứng cứ, dùng làm căn cứ để chứng minh, giải quyết thông tin về tội phạm (tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tự thú, đầu thú) và giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết thông tin về tội phạm và giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ pháp luật của nguồn chứng cứ
“Điều 87. Nguồn chứng cứ
1.Chứng cứ được
thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện từ;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố,
điều tra, truy tố,
xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp
tác quốc tể khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu
thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp
lý và không được dùng làm căn cứ để
giải quyết vụ án hình sự.”
Các nguồn chứng cứ
Theo quy định của Điều 87 BLTTHS,
nguồn chứng cứ là
nơi chứa đựng chứng cứ. Chứng cứ chỉ có thể được thu thập, xác định từ các nguồn
gồm:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài
sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi
tố, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp
và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Để tháo gỡ những vướng mắc đặt ra trong thực tiễn, phù hợp với sự phát triển cùa khoa học công nghệ hiện đại và yêu cầu hội nhập quốc tế, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm vào hệ thống nguồn chứng cứ gồm:
(i) Dữ liệu điện tử: Thực tiễn hiện nay, các đối tượng đã triệt để lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ để thực hiện và che dấu tội phạm, nên để giải quyết đúng đắn các vụ án hình sự, việc thu thập các chứng cứ điện tử là rất quan trọng, thế nhưng dữ liệu điện tử chưa được BLTTHS 2003 ghi nhận với tư cách là nguồn chứng cứ. Ngày nay, BLTTHS 2015 ghi nhận dữ liệu điện tử là nguồn chứng cứ là cần thiết, đáp ứng yêu cầu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
(ii) Kết luận định giá tài sản: Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến tài sản như: trộm cắp tài sản, Cố ý làm hư hỏng tài sản…, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trưng cầu định giá tài sản làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án, nhưng kết luận định giá tài sản chưa được BLTTHS 2003 quy định là nguồn chứng cứ. Vậy nên, BLTTHS 2015 đã bổ sung kết luận định giá là nguồn chứng cứ mới.
(iii) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác trong đấu tranh chống tội phạm: Ủy thác tư pháp chính là việc yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật của nước có liên quan hoặc theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đã tham gia như các trường hợp dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù giữa Việt Nam và nước ngoài.
Yêu cầu về nguồn chứng cứ
Nhằm đáp ứng các yêu cầu của chứng cứ về tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp, BLTTHS năm 2015 bổ sung quy định về loại trừ chứng cứ, theo đó: “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyêt vụ án hình sự”.
Nội dung cụ thể của các nguồn chứng cứ trên được quy định cụ thể tại các điều sau đây của BLTTHS: Điều 89. Vật chứng; Điều 91. Lời khai của người làm chứng; Điều 92. Lời khai của bị hại; Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; Điều 94. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Điều 95. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, người bị bắt, bị tạm giữ; Điều 96. Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm; Điều 97. Lời khai của người chứng kiến; Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo; Điều 99. Dữ liệu điện tử; Điều 100. Kết luận giám định; Điều 101. Kết luận định giá tài sản; Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; Điều 103. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Điều 104. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận