Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố được quy định tại điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2018).
Quyền công tố là quyền của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công tố, xét xử, điều tra) dùng để điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trước tòa án hay là quyền truy tố, buộc tội cá nhân, tổ chức trước pháp luật. Quyền công tố thuộc về các cơ quan công tố ở các nước.
Thứ nhất, về căn cứ pháp lý về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệu lực pháp lý từ ngày 01/01/2018) quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố như sau:
“1. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu
Cơ quan điều tra truy nã bị can.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án trong trường hợp cần thiết.
3. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ để quyết định việc truy tố hoặc khi Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung mà xét thấy không cần thiết phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra.
4. Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra.
5. Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ sung.
6. Quyết định tách, nhập vụ án; chuyển vụ án để truy tố theo thẩm quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
7. Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
8. Quyết định truy tố.
9. Quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ lớn đối với bị can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đồi với bị can.
10. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để quyết định việc truy tố theo quy định cùa Bộ luật này".
Nhận xét về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6 đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng ta về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng Hiến định. Những sửa đổi, bổ sung này đòi hỏi phải được cụ thể hóa trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Điều luật này là quy định mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố. Quy định này phù hợp với định hướng đổi mới Bộ luật Tổ tụng hình sự, phù hợp với Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, đồng thời phù hợp với yêu cầu của thực tiễn tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay.
Với mục đích phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và khi thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động hoạt động tư pháp trong giai đoạn truy tố, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung điều luật đang bình luận (điều 236) và điều 237.
Quy định này cùng với các điều 159 (quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm), điều 160 (quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm), điều 165 (quv định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự), điều 166 (quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự) sẽ tạo cơ sở pháp lí thống nhất, đồng bộ cho Viện kiểm sát tăng cường vai trò, trách nhiệm, thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong tô tụng hình sự.
Theo đó, điều luật quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố gồm các quyền như điều 236 Bộ luật Tố tụng hình sự đã nêu trên.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail: [email protected].
Bình luận