Các chuẩn mực của Luật Hình sự quốc tế

Luật Hình sự quốc tế là một lĩnh vực của luật quốc tế nhằm bảo vệ lợi ích chung, quan trọng, bảo vệ tốt hơn hoà bình, an ninh và thịnh vượng thế giới; bao gồm chuẩn mực được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong luật quốc tế mà luật hình sự của mỗi quốc gia phải phù hợp.

Luật quc tế về các vấn đề hình sự đã đưa ra các nghĩa vụ pháp lý đối với các quốc gia tham kết, yêu cầu các chủ th luật quốc tế phải xây dựng các quy phạm hình sự theo một khuôn mẫu xác định, đây là các chuẩn mực được cộng đồng quốc tế ghi nhận trong luật quốc tế mà luật hình sự trong nước của mỗi quốc gia phải phù hợp nhất.



Luật sư tư vấn pháp luậthình sự- Tổng đài tư vấn (24/7):1900 6198

Thứ nhất, hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ có tính toàn cầu của nhân loại.

Bên cạnh việc sử dụng các điều ước quốc tế chống tội phạm, cộng đồng quốc tế còn áp dụng các biện pháp khác có tính chất “mềm hơn” so với các quy phạm luật quốc tế. Đây chính là các tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế có tính chất khuyến nghị trong luật hình sự quốc tế.

Trong quá trình soạn thảo các chuẩn mực quốc tế loại này, vai trò quan trọng không thể phủ nhận thuộc về Hội nghị Liên hợp quốc về ngăn ngừa tội phạm và xử sự với người vi phạm pháp luật. Các văn kiện quốc tế được thông qua tại Hội nghị và được Đại hội đồng Liên hợp quốc chuẩn y trong lĩnh vực này đã tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tế đặc thù bao trùm trên thực tế tất cả các lĩnh vực của đấu tranh quốc tế chống tội phạm như: phối hợp và tăng cường hoạt động chống tội phạm, vấn đề về đạo đức, tư cách và trình độ chuyên môn của thẩm phán, luật sư, công tố viên và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác, các quy chuẩn tối thiểu về đối xử với người vi phạm pháp luật, các quy tắc về bảo vệ nạn nhân, người làm chứng... các chuẩn mực này không có hiệu lực pháp luật và chỉ được coi là khuôn mẫu cho các quốc gia soạn thảo văn bản pháp lý trong nước về vấn đề hình sự, chúng khác hoàn toàn với các điều ước quốc tế về chống tội phạm.

Quan niệm mới về đấu tranh chống tội phạm của cộng đồng quốc tế đã được hình thành tại Hội nghị lần thứ IV (năm 1970), tại Hội nghị đã thông qua Tuyên bố về các nguyên tắc quan niệm xã hội mở rộng. Tuyên bố đã chỉ ra được sự cần thiết sử dụng các biện pháp có hiệu quả về phối hợp và tăng cường hoạt động ngăn chặn tội phạm trong một tổng thể phát triển kinh tế và xã hội chung của quốc gia. Chính sách phòng ngừa tội phạm phải trở thành một phần trong tổng thể chính sách chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các quy định này đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn vào năm 1980. Đồng thời, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chỉ ra sự cần thiết phải cải cách luật hình sự, đảm bảo pháp luật hình sự không lạc hậu, tụt hậu so với sự phát triển của tội phạm cũng như hoàn thiên quá trình hợp tác quốc tế chống tội phạm.

Thứ hai, cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm và đã đưa ra các chuẩn mực quốc tế xác định là vấn đề tội phạm có tổ chức.

Tại Hội nghị về ngăn ngừa tội phạm năm 1990 đã thông qua Bản các định hướng chung về ngăn ngừa và kiểm soát tội phạm có tổ chức, các chuẩn mực quốc tế cụ thể về vấn đề này đã được ghi nhận trong 24 bản khuyến nghị liên quan đến hợp tác quốc tế cũng như hoạt động của các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức. Các bản khuyến nghị này đã đề cập tới vấn đề chiến lược phòng ngừa tội phạm, chính sách phát triển pháp luật hình sự, củng cố cơ quan bảo vệ pháp luật.

Trên bình diện quốc tế việc soạn thảo các bộ luật mẫu đã được xác định cũng như thành lập ngân hàng quốc tế về dữ liệu thông tin, các biện pháp tăng cường và củng cố bảo vệ ngân hàng, thị trường tài chính hợp pháp trước nguồn vốn bất hợp pháp cũng được dự tính và thực hiện. Ngoài ra, các điều ước quốc tế mẫu về hợp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia cũng đã được thông qua. Dựa trên cơ sở các văn kiện quốc tế này, cộng đồng các quốc gia đã nhất trí thông qua Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia vào năm 2000 dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc. Hy vọng đây sẽ là công cụ pháp lý quốc tế hữu hiệu để ngăn ngừa và trừng trị tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.Trong khuôn khổ hoạt động của Liên hợp quốc đã soạn thảo và thông qua các chuẩn mực quốc tế xác định có liên quan tới các chủ thể có mối quan hệ pháp lý ở các cấp độ pháp lý khác nhau đến hoạt động xét xử hình sự nói riêng cũng như các hoạt động tư pháp hình sự nói chung.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].