Các dấu hiệu cấu thành tội phạm

Một hành vi có được coi là tội phạm hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố: tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt, tính có lỗi. Trong đó dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng.

Để xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không thì căn cứ vào 4 yếu tố: tính trái pháp luật hình sự, tính nguy hiểm cho xã hội, tính phải chịu hình phạt, tính có lỗi. Trong đó dấu hiệu về tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ bản, quan trọng, quyết định các dấu hiệu khác.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Tính nguy hiểm cho xã hội

Tính nguy hiểm cho xã hội được coi là dấu hiệu cơ bản quan trọng nhất, điều này đã được thể hiện qua các quy định của pháp luật:

- Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") quy định về tội phạm như sau: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự". Như vậy, tính nguy hiểm chính là dấu hiệu quan trọng nhất quyết định một tội phạm, nó được thể hiện thông qua hành vi nguy hiểm cho xã hội.

- Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: "Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:...". Như vậy, dấu hiệu nguy hiểm được coi là dấu hiệu tiên quyết, quyết định các dấu hiệu khác. Một hành vi có đủ 3 dấu hiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó là không đáng kế thì không bị coi là tội phạm.

- Tính nguy hiểm cho xã hôi cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 29 Bộ luật hình sự.

2. Tính có lỗi

Lỗi là thái độ tâm lý chủ quan của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, thể hiện dưới dạng cố ý và vô ý. Cụ thể:

Lỗi cố ý: gồm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp

- Cố ý trực tiếp:Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

- Cố ý gián tiếp:Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Lỗi vô ý: gồm vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả

- Lỗi vô ý do quá tự tin:Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

- Lỗi vô ý do cẩu thả:Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Như vậy, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan chỉ thông qua hành vi gây thiệt hại cho xã hội mà không căn cứ vào lỗi của người thực hiện hành vi đó. Mục đích của áp dụng hình phạt là trừng phạt người có lỗi chứ không phải trừng phạt hành vi.

3. Tính trái pháp luật hình sự


Tính trái pháp luật hình sự được thể hiện thông qua Điều 2, Điều 7 vàĐiều 8Bộ luật Hình sự.Tính trái pháp luật cũng là dấu hiệu đặc biệt quan trọng. Những hành vi được coi là trái pháp luật cũng đồng thời là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự. Tính trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý tùy tiện.Tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hộ là hai dấu hiệu có mối quan hệ biện chứng với nhau, tính trai pháp luật hình sự là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lí phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198

4. Tính phải chịu hình phạt

Tính phải chịu hình phạt cũng là dấu hiệu đặc trưng của tội phạm. Chỉ có hành vi phạm tội mới phải chịu hình phạt, không có tội phạm cũng không có hình phạt.

Tính phải chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của dấu hiệu tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội và tính trái pháp luật hình sự là cơ sở để cụ thể hóa tính phải chịu hình phạt, tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn thì hình phạt càng cao. Cũng vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà bất cứ hành vi phạm tội nào cũng có thể bị đe dọa áp dụng hình phạt.

Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các luật sư, chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].