Các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập

Hiện nay, có trường hợp các quốc gia đã ký hiệp định song phương hoặc đa phương thì được xử lý theo các hiệp định đó, tuy nhiên cũng có nhiều quốc gia Việt Nam chưa ký các hiệp định về tương trợ tư pháp, hiệp định về dẫn độ, hiệp định về chuyển giao người bị kết án …

Khi các vấn đề pháp lý về tư pháp phát sinh của Việt Nam nhưng đương sự hoặc nghi can lại đang ở nước ngoài hoặc bỏ trốn đi nước ngoài, từ đó nãy sinh các tình huống xử lý về mặt pháp lý giữa các quốc gia với nhau. Do đó, vấn đề truy bắt hay xử lý với các nghi can là người Việt Nam ở nước ngoài lại cần phải được thực thi theo luật pháp của các quốc gia đó. Trường hợp không thực thi đúng pháp luật quốc tế sẽ bị xem là sự xúc phạm đến tính tuân thủ và văn hóa pháp quyền của nền văn minh nhân loại.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

1. Các điều ước quốc tế đa phương

Trong gần 200 các điều ước quốc tế đa phương mà Việt Nam là thành viên, có một số điều ước quốc tế quy định liên quan đến dẫn độ tội phạm và tương trợ tư pháp về hình sự như hệ thông các công ước quốc tế về ngãn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các nghị định thư bổ sung, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng... Đáng lưu ý trong những điều ước quốc tế đa phương khu vực, Việt Nam là một trong ba thành viên của khu vực ASEAN phê chuẩn sớm nhất “Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sứ giữa các nước ASEAN”. Hiệp định này có 32 điều khẳng định các quốc gia thành viên phải dành cho nhau các biện pháp tương trợ tư pháp rộng rãi nhất có thể được trong việc đấu tranh, truy tố, xét xử và thi hành án, cụ thể là:

- Tương trợ trong Hiệp định này bao gồm: Thu thập chứng cứ hoặc lấy lời khai tự nguyên từ những người có liên quan; bố trí để những người có liên quan cung cấp chứng cứ hoặc trợ giúp ưong các vấn đề hình sự; thực hiện việc tống đạt giấy tờ và các tài liệu tư pháp; tiến hành khám xét và thu giữ; kiểm tra đồ vật, địa điểm; cung cấp bản gốc hoặc bản sao có xác nhận tài liêu, hồ sơ, chứng cứ có liên quan; xác định hoặc truy tìm tài sản do phạm tội mà có và phương tiện phạm tội; hạn chế giao dịch đối với tài sản hoặc phong tỏa tài sản có được từ việc thực hiện tội phạm; thu hồi, tịch thu tài sản do phạm tội mà có; xác minh địa chỉ và nhận dạng, người làm chứng, người bị tình nghi; các hình thức tương trợ khác theo thỏa thuận và phù hợp với Hiệp định này và pháp luật của quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu. Hiệp định không áp dụng đối với việc: Bắt hoặc giam giữ một người nhằm mục đích dẫn độ người đó; thi hành bản án hình sự của quốc gia yêu cầu tại quốc gia được yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật của quốc gia được yêu cầu cho phép; chuyển giao vụ án hình sự... (Điều 1, 2 và 3).

- Hình thức và nội dung yêu cầu tương trợ (Điều 5, 6 và 7): Phải được làm bằng vãn bản (trường hợp bằng lời nói với điều kiện sẽ được làm bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày) trong đó thể hiện những thông tin mô tả và tóm tắt về sự kiện và pháp luật liên quan; mô tả tội phạm nêu trong yêu cầu, bao gồm cả mức hình phạt cao nhất; các yếu tố được cho là cấu thành tội phạm; nêu hành vi hoặc sự việc quan ưọng cần xác minh cũng như chứng cứ, thông tin, sự trợ giúp cần thiết khác và thời hạn thực hiện yêu Gầu; vấn đề bảo mật thông tin; đặc điểm nhận dạng, quốc tịch của đối tượng trong vụ điều tra, truy tố, xét xử; đặc điểm nhận dạng và nơi ở của người cần thu thập chứng cứ, người cấn xác minh; danh mục các câu hỏi đối với người làm chứng...

- Vấn đề bảo mật và hạn chế sử dụng chứng cứ thu thập được (Điều 8 và 9), Hiệp định quy định quốc gia yêu cầu phải áp dụng các biện pháp để giữ bí mật thông tin, chứng cứ mà quốc gia được yêu cầu đã cung cấp; không được sử dụng, tiết lộ hoặc chuyển giao thông tin, chứng cứ do quốc gia được yêu cầu cung cấp để phục vụ cho các mục đích khác với mục đích đã nêu ưong yêu cầu tương trạ, bảo đảm rằng thông tin, chứng cứ được bảo vê không để mất mát, tiếp cận, sử dụng, thay đổi, tiết lộ trái phép hoặc các hành vi lợi dụng khác.

- Ngoài ra, Hiệp định còn quy định những nội dung cụ thể về thu thập chứng cứ và quyền từ chối cung cấp chứng cứ (Điều 11, 12); vế sự có mặt của một người tại quốc gia yêu cầu (Điều 14, 15); về tịch thu và tương trợ ưong thù tục tịch thu (Điều 18, 22); về vấn đề chi phí thực hiện tương trợ (Điều 25); về phê chuẩn, lưu chiểu và hiệu lực của Hiệp định (Điều 30,31).

Hiệp định tương trợ tư pháp Asean là một bước tiến trong công tác hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm có tính quốc tế trong khu vực. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả cùa công tác này, các quốc gia Đông Nam Á cần tiếp tục tìm kiếm sự đồng thuận và tiến tới ký kết các hiệp định về dẫn độ tội phạm, chuyển giao người bị kết án trong tương lai, tăng cường hợp tác trong các hoạt động cụ thể, không phân biệt chế độ kinh tế - chính trị - xã hội, tiến tới một khu vực Asean đoàn kết, giàu mạnh, phát triển. 

2. Các điều ước quốc tế song phương

Hiện nay, Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định tương trợ tư pháp có quy định về vấn đề tương trợ tư pháp về hình sự. Về cơ bản, nội dung tương trợ tư pháp về hình sự của các Hiệp định song phương nói trên phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và nước ngoài.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Gần đây, ngày 15/9/2003, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn dân quốc đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự. Đây là Hiệp định song phương tương trợ tư pháp về hình sự đầu tiên của Việt Nam ký kết với nước ngoài, mở đầu cho quá trình đàm phán và ký kết những hiệp định tương tự trong tương lai, chủ yếu với các nước tư bản chù nghĩa.

Với các nội dung chủ yếu sau:

- Phạm vi áp dụng (Điều 1): Các vấn đề hình sự theo Hiệp định là việc điều tra, truy tố, xét xử đối với bất kỳ tội phạm nào, bao gồm cả các tội phạm về thuế, hải quan, quản lý ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập mà tại thời điểm yêu cầu tương trợ thuộc quyền truy cứu trách nhiêm hình sự của bên yêu cầu.

- Việc tương trợ sẽ bị từ chối nếu bên được yêu cầu có một số căn cứ sau (Điều 5): yêu cầu tương trợ liên quan đến tội phạm mà bên được yêu cầu coi là tội phạm có tính chất chính trị hoặc quân sự thuần túy; hoặc yêu cầu tương trợ liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự một người về một tội mà người đó đã bị kết án, tuyên án vô tội hoặc đặc xá trên lành thổ của bên được yêu cầu; hoặc có đủ căn cứ cho rằng yêu cầu tương trợ được đưa ra nhằm truy tố hoặc trừng phạt một người vì lý do chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch hoặc chính kiến hay việc thực hiên yêu cầu tương trợ sẽ làm cho người đó bị thành kiến vì các lý do như vậy; hoặc yêu cầu tương trợ, nếu được thực hiên sẽ gây tổn hai nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng hoăc 101 ích cơ bản của bên được yêu cầu.

- Bên được yêu cầu phải nhanh chóng thực hiện các yêu cầu tương trợ phù hợp phạm vi mà pháp luật nước mình cho phép, theo cách thức do Bên yêu cầu đề nghị. Mặt khác, bên được yêu cầu phải nhanh chóng thông báo cho bên yêu cầu vê các tình huống phát sinh có thể làm chậm việc thực hiện yêu cầu tương trợ {Điều 6). Theo đề nghị của bên được yêu cầu, bên yêu cầu phải trả lại tài liệu đã được cung cấp khi những tài liệu đó không còn cần cho việc giải quyết những vấn đề hình sự được nêu trong yêu cầu tương trợ (Điều 7).

- Về thu thập chứng cứ bao gồm việc thu thập tài liệu hoặc các đồ vật khác (Điều 10), theo yêu cầu tương trợ, bên được yêu cầu lấy lời khai hoặc bản tường trình của những người có liên quan hoặc yêu cầu họ đưa ra đồ vật để làm vật chứng chuyển cho bên yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật nước mình. Bên được yêu cầu cũng có thể cho phép những người được nêu đích danh trong yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện yêu cầu tương trợ và có thể cho phép họ được hỏi người cung cấp lời khai hoặc chứng cứ.

- Hiệp định cũng quy định cụ thể việc chuyển giao người đang chấp hành hình phạt để cung cấp chứng cứ (Điều 11). Người đang chấp hành hình phạt bao gồm cả người không bị giam giữ trong ưại giam nhưng đang chấp hành hình phạt về một tội nhưng không liên quan đến tiền tệ. Bên được yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt cho bên yêu cầu chỉ khi đáp ứng được những điều kiện sau đây: Người đó tự nguyên đồng ý với việc chuyển giao; và bên yêu cầu đồng ý tuân thủ các điều kiện cụ thể do bên được yêu cầu nêu ra liên quan đến việc quản lý hoặc bảo đảm an toàn cho người được chuyển giao. Thời gian mà người được chuyển giao bị quản lý trên lãnh thổ của bên yêu cầu được tính vào thời gian chấp hành hình phạt cùa người đó trên lãnh thổ cùa bên được yêu cầu.

- Theo Điều 16 của Hiệp định, “tài sản do phạm tội mà có” là những tài sản bị nghi vấn hoặc được Tòa án xác định có nguồn gốc trực tiếp hay gián tiếp do kết quả của việc phạm tội hoặc thể hiện giá trị của tài sản và lợi ích khác có nguồn gốc từ việc phạm tội bao gồm cả tài sản đã được sử dụng để phạm tội hoặc giúp cho việc phạm tội. cho việc phạm tội. Khi nhận được yêu cầu, bên được yêu câu cố gắng xác định và thông báo cho bên yêu cầu kết quả điều tra của mình; khi phát hiên thấy tài sản nghi do phạm tội mà có, thì bên được yêu cầu áp dụng các biện pháp mà pháp luật nước mình cho phép để quản lý và tích thu tài sản đó đồng thời vẫn bảo đảm các quyền chính đáng của bên thứ ba có liên quan.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực hình sự (nêu trên) được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].