Cần cân nhắc khi đưa người chưa thành niên vào “guồng pháp lý”

Bắt, tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn được áp dụng khi có các căn cứ được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Trước khi tiến hành phải xem xét kỹ về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp đó và thay thế bằng các biện pháp khả thi hơn.


Theo đó, tại điều 419, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định về vấn đề áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đã thể hiện rõ:
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Thứ nhất, Chi áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.

Việc quy định một cách chặt chẽ căn cứ, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn là nhằm ngăn ngừa các vi phạm quyền tự do của cá nhân đối với người chưa thành niên, việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định chặt chẽ hơn, hạn chế hơn. Chi áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp áp giải đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong trường hợp thật cần thiết.

Khi có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn khác không hiệu quà thì mới áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định chính xác độ tuổi của họ.

Đối với các trường hợp bị bắt quả tang, bắt khẩn cẩp thì sau khi bắt, cơ quan tiến hành tố tụng phải khẩn trương xác minh độ tuổi của họ để có quyết định xử lý phù hợp. Đồng thời, trước khi quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, cơ quan và người tiến hành tổ tụng phải xem xét kỹ về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp đó, về khả năng thay thế bằng các biện pháp khác như giao bị can, bị cáo cho gia đình giám sát.

Do vậy, trước khi quyểt định áp dụng biện pháp ngăn chặn, cần xem xét một cách toàn diện, khách quan, đầy đủ các tình tiết của hành vi phạm tội, tính chất của hành vi, độ tuổi, điều kiện sổng, đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh gia đình...

Đối với người chưa thành niên đã áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đổi với họ.

Thứ hai, thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Người từ đủ 14 tuồi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy đinh tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110,111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 cùa Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giừ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110,111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.

Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự Quy định hình phạt tù đến 2 năm thì có thẻ bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

Thứ ba, việc bắt người chưa thành niên rõ ràng, minh bạch:

Việc bắt người chưa thành niên chỉ được tiến hành vào ban ngày, trừ trường hợp không thể trì hoãn được mới được tiến hành vào ban đêm, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Khi bắt giữ người chưa thành niên phạm tội, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng vũ lực thì việc sử dụng vũ lực phải theo đúng quy định của pháp luật và chỉ ở mức độ đủ để kiểm soát người chưa thành niên phạm tội.

Người chưa thành niên phải được tạm giữ, tạm giam riêng, không được giam giữ chung với người đã thành niên. Khi xét thấy người chưa thành niên phạm tội có biểu hiện hoang mang, lo lắng có thể manh động dẫn đến hành vi tiêu cực thì cơ quan điều tra yêu cầu cơ sở giam giữ áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.

Chế độ tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải được bảo đàm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ tư, thông báo bắt giữ tạm giam phải được thông báo bằng văn bản:

Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội phải thông báo bằng văn bản cho gia đình, người đại diện hợp pháp của họ biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam theo quy định. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuôi phải thông báo cho người đại diện của họ biết.

Khuyến nghị:


1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected].